Tin tức Y khoa

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SẢY THAI LÀ GÌ?
26/04/2017

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SẢY THAI LÀ GÌ?

  • Khi gặp phải trường hợp bị sảy thai hoặc phát hiện thấy thai chết lưu thì bạn hãy đến gặp ngay bác sỹ để được kiểm tra và biết được kết quả chính xác nhất. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ mà bạn thai nhi bị chết lưu hay sảy thường thì thai sẽ tự đào thải nên bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều. Còn nếu trong tử cung của bạn vẫn còn các phần còn sót lại của bào thai thì các bác sỹ sẽ dùng những biện pháp để loại những phần còn lại đó ra khỏi cơ thể của bạn, cũng tùy vào từng trường hợp mà các bác sỹ sẽ dùng những cách khác nhau để điều trị cho bạn, Thế nên trong quá trình mang thai việc đi khám thai định kỳ là rất cần thiết. Và bạn cũng cần chú ý một số điểm sau để đề phòng rủi ro với bào thai của mình.
  • Bạn cần thiết phải luôn duy trì một chế độ ăn uống phù hợp nhất đảm bảo đầy đủ canxi và axit folic.
  • Việc tập thể dục hàng ngày bằng những động tác nhẹ nhàng cũng rất cần thiết nhưng bạn cũng cần đến sự góp ý của các bác sỹ.
  • Bạn cũng nên duy trì được trọng lượng không được quá béo hoặc quá gầy vì như thế đều sẽ dẫn đến việc sảy thai, thai nhi chết lưu.
  • Bạn cần nên tránh những đồ uống có cồn, cafein và các loại thịt nguội, pho mát dạng mềm.
  • Nếu bạn đang là người nghiện thuốc lá thì hãy bỏ thuốc ngay lập tức.
  • Và bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó thì cần đến sự tư vấn của bác sỹ và phải gặp ngay bác sỹ nếu trong người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
  • Ở vùng bụng bạn cần tránh để chấn thương.
  • Bạn cần tiêm phòng vacxin nếu gia đình bạn có di truyền về bệnh truyền nhiễm.

 

 

Khoa Sản Phụ- Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm cùng  trang thiết bị hiện đại  là nơi luôn mang tới dịch vụ tốt, sự hài lòng, tin yêu của quý khách hàng.

 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT XẢY THAI SỚM NHẤT, CHÍNH XÁC NHẤT
26/04/2017

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT XẢY THAI SỚM NHẤT, CHÍNH XÁC NHẤT

Sảy thai là triệu chứng vô cùng nguy hiểm và có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

Không nhận thấy những chuyển động của thai nhi: Khi người mẹ không còn nhận thấy chuyển động của bé nữa thì đó có thể là một dấu hiệu của thai lưu. Đếm số lần thai máy là điều người mẹ nên làm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Để đếm số lần thai chuyển động, người mẹ nên nằm nghiêng về một bên và đếm bất kỳ chuyển động nào của bé mà mẹ cảm nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tiếng). Xem thêm Theo dõi cử động của thai nhi.

Tử cung mẹ không phát triển: Khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nếu thai lưu, tất nhiên tử cung của mẹ không phát triển nữa. Trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Một tử cung mà không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc hẳn có trục trặc nào đó. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa kết luận cuối cùng về việc tại sao tử cung ngừng mở rộng.

Không nghe được tim thai: Các cuộc khám thai định kỳ thường kiểm tra nhịp tim thai. Có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiêp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai. Nếu vẫn không thấy được tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã bị chết.

Không nhận thấy dấu hiệu mang thai: Đa phần thai khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm … Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Vỡ nước ối: Mối nguy hiểm của thai lưu là nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Triệu chứng của thai lưu khá rõ rệt, người mẹ có thể tự nhận biết được như tự nhiên hết nghén (nếu thai còn nhỏ đang ở giai đoạn nghén), bụng không to thêm hoặc nếu đã to rồi thì mỗi ngày một nhỏ đi, giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm … Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Thai chết lưu Trong trường hợp thai quá non (1 – 2 tháng) có thể tự tiêu biến đi mà chính người mẹ cũng không biết mình đã có thai. Nếu thai đã lớn (3- 6 tháng) thì sẽ xẩy hoặc đẻ nếu trên 6 tháng. Tuy vậy, thời hạn từ khi thai chết đến lúc sảy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi càng lớn thì thời gian lưu lại trong dạ con càng ngắn.
Tuy nhiên, nếu thai chết lưu được phát hiện sớm để can thiệp thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng người mẹ. Quá trình sảy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sảy hoặc đẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu để muộn cũng có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khoa Sản Phụ- Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm cùng  trang thiết bị đầy đủ  là nơi luôn mang tới dịch vụ tốt, sự hài lòng, tin yêu của quý khách hàng.

VÌ SAO LẠI BỊ SẢY THAI
25/04/2017

VÌ SAO LẠI BỊ SẢY THAI

Sảy thai là nỗi lo lắng thường trực của các mẹ bầu, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ . Theo thống kê, hiện nay có tới  gần 20% thai kỳ kết thúc bằng việc xảy thai . Sảy thai gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người mẹ, đặc biệt là những bà mẹ hiếm con.  Do đó, các thai phụ cần phải nắm rõ được các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa để tránh bị xảy thai.

Có nhiều nguyên nhân gây ra  sảy thai và cũng có nhiều trường hợp sảy thai không tìm được nguyên nhân:

1. Nguyên nhân từ phía người mẹ

- Mẹ bị các bệnh mạn tính như: viêm thận, suy gan, lao phổi, thiếu máu, bệnh tim, cao huyết áp.   

–  Mẹ bị mắc các bệnh nội tiết như basedow, suy giáp, tiểu đường, thiểu năng hoặc cường năng tuyến thượng thận.

- Các trường hợp mẹ bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giang mai, viêm gan, quai bị, cúm sởi.

- Các  bà mẹ tuổi lớn hơn 40, lao động vất vả, dinh dưỡng kém cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho thai chết lưu.

- Mẹ bị dị dạng tử cung như tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển làm cho thai nhi bị nuôi dưỡng kém và bị chết lưu.

2. Nguyên nhân từ phía thai nhi:

- Rối loạn nhiễm sắc thể : Là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới 3 tháng bị chết lưu.

-  Rối loạn nhiễm sắc thể: Là do di truyền từ bố mẹ, cũng có thể do đột biến gen trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi.

- Thai có thể bị chết do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con, do thai dị dạng, não úng thủy, phù thai rau.

-  Thai già tháng.

-  Đa thai khi các thai truyền máu cho nhau thì thai cho máu dễ bị chết lưu. Vì thế có những trường hợp khi thai nhỏ siêu âm là 2 thai, khi thai lớn siêu âm chỉ thấy còn 1 thai.

3. Nguyên nhân do Phần phụ và tử cung:

Mọi bất thường về dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn tuyệt đối, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn bị chèn ép, quấn cổ, quấn thân, quấn chi đều có thể khiến thai bị lưu. Tình trạng bánh rau xơ hóa, rau bị bong, u mạch máu màng đệm của bánh rau, đa ối, thiểu ối cũng có thể là tác nhân.

 Khoa Sản Phụ- Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm cùng  trang thiết bị đầy đủ  là nơi luôn mang tới dịch vụ tốt, sự hài lòng, tin yêu của quý khách hàng.

chữa trị thành công bệnh lý đau cột sống mạn tính cho nhiều bệnh nhân bằng  phương phápmới
22/04/2017

chữa trị thành công bệnh lý đau cột sống mạn tính cho nhiều bệnh nhân bằng phương phápmới

Ngày 22/4 , khoa Cột Sống - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn đã thực hiện chữa trị rất nhiều bệnh nhân bị bệnh lý đau cột sống mãn tính bằng phương pháp tiêm thấm ngoài màng cứng. Đây là phương pháp mới, tiên tiến, ít xâm lẫn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết.

 Các bệnh lý về cột sống thắt lưng, cột sống cổ rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau và giảm, mất khả năng vận động. Đặc biệt, việc điều trị bệnh hiện nay đang là gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh nói riêng và toàn xã hội nói chung.  Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn đã ứng dụng phương pháp Tiêm thấm ngoài màng cứng vào chữa bệnh để giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân. Đây là tin vui cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống.

Để giúp người bệnh điều trị bệnh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các bác sĩ phải thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

Với Phương pháp tiêm thấm ngoài màng cứng, chỉ cần điều trị từ một tới hai lần bệnh nhân sẽ giảm đau từ 6 tháng tới ba năm ( đối với bệnh nhân mới bị bệnh thì sẽ khỏi hoàn toàn). Mang lại cho người bệnh tâm lý thoải mái, vượt qua căn bệnh một cách nhẹ nhàng.  Chi phí điều trị hợp lý, hiệu quả và an toàn.

Khoa giảm đau cột sống - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn do Bác sĩ Lê Phước Pha Phó Giám Đốc chuyên môn  đã từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ  với gần 20 năm kinh nghiệm  trong  nghành xương khớp trực tiếp tư vấn và điều trị.

Đây là một bước đột phá lớn trong điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh một cách toàn diện. Bệnh nhân tới bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn sẽ được các bác sĩ giúp bạn tư vấn,  điều trị :

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ
  • Đau thần kinh tọa
  • Ngoài ra,phương pháp này còn chữa được Đau thần kinh hậu zona, một tình trạng đau rất khó kiểm soát bằng thuốc.

Hiện nay,  rất ít các bệnh viện thực hiện được phương pháp này. Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn là một địa chỉ đáng tin cậy cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp tới thăm khám và điều trị

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ NHỎ KỲ 3: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ BỊ BÉO PHÌ
20/04/2017

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ NHỎ KỲ 3: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ BỊ BÉO PHÌ

Để hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ em,  các bậc phụ huynh cần có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý như:

  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ nhất là mỡ động vật… nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc uống các loại nước ngọt có gas.
  • Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sau. Có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn với một lượng thức ăn vừa phải. Tránh việc ăn quá nhiều trong một bữa khiến trẻ bị tích mỡ.
  • Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng đồ ăn. Vì làm như vậy dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “ đồ ăn” dễ gây béo phì.
  • Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ  cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay vì để trẻ ngồi một chỗ chơi điện tử hoặc xem tivi.
  • Lập một bảng chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm đường, chất béo… tạo cho trẻ ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
  • Nên dung sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa bột nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
  • Khi trẻ bị mắc béo phì phụ huynh nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ. Nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì.
  • Giảm cân là việc không phải dễ dàng gì, ngay cả người lớn chúng ta nhận thức được mà còn chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng tập luyện, vì thế nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh béo phì, hãy mang bé đến bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để được tư vấn và khám chữa bệnh . Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trang thiết bị hiện đại Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn luôn mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho quý khách hàng

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BÉO PHÌ TỚI SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
20/04/2017

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BÉO PHÌ TỚI SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ xơ vữa và thuyên tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, thừa cân béo phì gây các biến chứng thuộc về chuyển hóa, nội tiết như kết quả nghiên cứu nêu trên. Thừa cân béo phì xảy ra cùng với hội chứng chuyển hóa, là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2, đi kèm các rối loạn lipid máu như tăng triglycerid máu, tăng LDL và giảm HDL, do đó làm tăng nguy cơ tim mạch. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và lao động của các em.

CHUYÊN ĐỀ BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
19/04/2017

CHUYÊN ĐỀ BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN  BÉO PHÌ Ở TRẺ NHỎ

Công cụ đăng tải: Website, facebook

Ngày đăng tải:

Biên soạn:Lê Thanh

Theo số liệu thống kê, tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng 7 năm, tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3-4 lần.

Hiện nay, theo các cuộc điều tra dinh dưỡng cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và thể nhẹ cân ở trẻ em và học sinh giảm đáng kể so với thời gian trước. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì lại gia tăng rất nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh, theo điều tra, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2002-2009), tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3-4 lần. Tại Hà Nội, nghiên cứu năm 2011 trên hơn 3.000 học sinh Tiểu học nội thành cho thấy gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng đã nghiêng hẳn về phía thừa dinh dưỡng với 23,4% học sinh bị thừa cân và 17,3% học sinh bị béo phì, so với 2,4% học sinh bị thấp còi và 2% học sinh bị gầy còm.

                                       ( Nguồn từ  website của Bộ y tế - cục y tế sự phòng)

Trẻ bị béo phì do các nguyên nhân sau:

  • Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
  • Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
  • Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
  • Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
ỨNG DỤNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU (PRP) TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP
18/04/2017

ỨNG DỤNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU (PRP) TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP

Các bệnh lý về xương  khớp là bệnh  mạn tính rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau và giảm, mất khả năng vận động. Việc điều trị bệnh hiện nay là một gánh nặng về  kinh tế cho cá nhân người bệnh nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiểu được vấn đề đó,  Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn đã ứng dụng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu vào chữa trị xương khớp. Đây là tin vui cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lí về xương khớp tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết và giảm bớt gánh nặng về kinh tế.

PRP ( platelets Rich Plasma) là liệu pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu vào điều trị, nó giúp kích thích chữa lành những vết thương do chấn thương gân cơ và viêm xương khớp tự nhiên mà bệnh nhân không cần phải phẫu thuật . PRP là một phương pháp điều trị mới nhưng đem lại hiệu quả rất cao trong Chấn thương chỉnh hình.

Phương pháp này sẽ lấy máu của chính bệnh nhân sau đó tiến hành li tâm tách huyết tương để lọc lấy tiểu cầu sau đó phần huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm ngược trở lại cơ thể  sẽ có tác dụng phóng thích các protein ( còn gọi là yếu tố tăng trưởng) từ đó kích thích chữa lành mô.

 

Phương pháp này được ứng dụng trong khám và điều trị các vết thương do:  Thoái hóa khớp, viêm xương khớp; Chấn thương thể thao; Viêm mõm trên lồi cầu ngoài hoặc trong;Viêm lồi củ chày ;Viêm cân gan chân, viêm gót chân; Rách chóp xoay, rách sụn chêm; Chậm hoặc không liền xương; Loét bàn chân do tiểu đường.

 

Phương pháp PRP có các ưu điểm sau:

  • Là phương pháp điều trị khớp hiệu quả, an toàn tuyệt đối , tương thích sinh học 100%.
  • Gia tăng sự tái tạo mô mềm và xương..
  • Tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết.
  • Chi phí hợp lí, phương thức hiện đại, đơn giản.
  • Bệnh nhân không cần phải chuẩn bị trước .
  • Chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi lần điều trị.
  • Đã được FDA chuẩn y.

Với các ưu điểm nổi bật trên, khi mắc các bệnh lý về xương khớp , bạn hãy đến ngay bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài gòn để được các bác sĩ tư vấn, khám và chữa bệnh. Với đội ngũ Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, phương tiện kĩ thuật hiện đại BệnhViện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn luôn là địa chỉ uy tín, chất lượng để khách hàng tin tưởng.

CHUYÊN ĐỀ TAY- CHÂN- MIỆNG KỲ 4: CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH
17/04/2017

CHUYÊN ĐỀ TAY- CHÂN- MIỆNG KỲ 4: CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH

Phụ huynh lưu ý, khi chăm sóc tại nhà cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng thường là sốt hơn 2 ngày, sốt trên 39 độ khó hạ, nôn ói nhiều...  Khi  bé có các  dấu hiệu trên phụ huynh nên đưa bé tới các trung tâm y tế,  bệnh viện gần nhất để khám theo dõi và điều trị kịp thời.

Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM khuyến cáo để phòng bệnh cần thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng. Vệ sinh hàng  ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng và nơi sinh hoạt của trẻ. Không đưa trẻ đang nghi ngờ bệnh đến trường, và cần phải phối hợp với các Trung tâm y tế, Bệnh viện để theo dõi diễn tiến các triệu chứng của bé.

CHUYÊN ĐỀ TAY CHÂN MIỆNG KỲ 4: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH
15/04/2017

CHUYÊN ĐỀ TAY CHÂN MIỆNG KỲ 4: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH

Vaccine phòng bệnh?

 

Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn.

Vì vậy để phòng bệnh cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

Cách ly theo nhóm bệnh.

Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá

dathongbao