Tin tức Y khoa

Chuyên đề Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và điều trị
20/05/2017

Chuyên đề Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và điều trị

Cần nhận biết, phòng ngừa và điều trị

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, cần phòng ngừa và điều trị để ngăn diễn tiến và biến chứng, thay vì cứ hồn nhiên “sống chung với lũ”.

Mọi người nên bắt đầu được kiểm tra huyết áp ở tuổi 20. Nếu huyết áp dưới 120/80 mmHg, nên kiểm tra lại ít nhất mỗi 2 năm. Nếu trị số huyết áp cao hơn, cần kiểm tra thường xuyên hơn. Huyết áp cũng cần được kiểm tra mỗi đi khám bệnh.

Nếu chưa bị tăng huyết áp, cần phòng ngừa bằng cách tiếp tục áp dụng lối sống lành mạnh, điều độ. Ở giai đoạn tiền tăng huyết áp, áp dụng lối sống phù hợp. Ở giai đoạn 1 tăng huyết áp, thay đổi theo lối sống phù hợp được áp dụng trước tiên; nếu không thành công, cần điều trị thuốc. Tăng huyết áp giai đoạn 2 cần điều trị thuốc để kiểm soát huyết áp. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc hạ áp phối hợp, chỉnh liều thích hợp để đưa huyết áp về mức yêu cầu.

Ở người tăng huyết áp nhẹ, thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc. Trong cuộc sống, cần thiết phải giảm cân nếu thừa cân; bỏ hẳn hút thuốc lá, thuốc lào cũng như tránh ngửi khói thuốc; tránh ăn mặn, giảm ăn muối (ít hơn 1,5 mg/ngày); áp dụng chế độ ăn uống ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm, chất xơ, rau quả, trái cây; hạn chế thức ăn nhiều cholesterol (nên dưới 300 mg/ngày); vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần; giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, biết cách thư giãn, tránh trạng thái thường xuyên căng thẳng, xúc động, lo âu…

Có thể xem các triệu chứng như mệt mỏi, nôn ói, khó thở, nhức đầu, ra mồ hôi nhiều, nhìn mờ… là lời cảnh báo cho việc huyết áp gia tăng hoặc các vấn đề về sức khỏe. Cần kiểm tra huyết áp hoặc khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng kể trên.

CẢNH GIÁC CƠN TĂNG HUYẾT ÁP
18/05/2017

CẢNH GIÁC CƠN TĂNG HUYẾT ÁP

Cơn tăng huyết áp là trường hợp huyết áp tăng lên rất cao so với trị số bình thường, có thể gây tổn thương các cơ quan. Cơn tăng huyết áp bao gồm hai thể là tăng huyết áp khẩn cấp (hypertensive urgency) và tăng huyết áp cấp cứu (hypertensive emergency).

Tăng huyết áp cấp cứu là tình huống mà trị số huyết áp tăng cao không kiểm soát được, gây tổn thương tiến triển ở các cơ quan đích (não, thận, tim), cần điều trị hạ huyết áp trong một khung thời gian từ vài phút đến vài giờ. Các tình huống lâm sàng như bệnh não do tăng huyết áp, phình động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ, suy thất trái có phù phổi, nhồi máu cơ tim cấp, sản giật, suy thận cấp… cũng được xem như là các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu.

Tăng huyết áp khẩn cấp (hypertensive urgency) ít rõ ràng hơn, là tình huống mà trị số huyết áp tăng cao không kiểm soát được, chưa có bằng chứng tiến triển hoặc đe dọa tổn thương ở các cơ quan đích (não, thận, tim), không cần phải điều trị hạ huyết áp ngay lập tức trong một khung thời gian từ vài giờ đến 24 giờ.

Trong cơn tăng huyết áp, người bệnh có thể gặp triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, bồn chồn, lo lắng, mất tỉnh táo, đau ngực, khó thở, nôn ói, giảm lượng nước tiểu, rối loạn thị giác, bất thường cảm giác ở tay, chân, mặt... Những triệu chứng này không đặc hiệu cho cơn tăng huyết áp, tuy nhiên, nó là lời gợi ý để cảnh giác những vấn đề nghiêm trọng và biến chứng nặng có thể gặp phải trong cơn tăng huyết áp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương thận... Nếu gặp những triệu chứng trên, kiểm tra huyết áp thấy tăng cao, nên đến bệnh viện ngay. Điều trị kịp thời, đúng cách sẽ đem lại tiên lượng tốt.

KHAI TRƯƠNG PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
16/05/2017

KHAI TRƯƠNG PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH

Phòng khám Bác sĩ gia đình – Bệnh Viện Đa Khoa Tâm trí Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân bắt đầu từ ngày 15/5/2017

 Phòng khám được thành lập bởi ban lãnh đạo có tâm , có tầm với ngành. Đội ngũ  y - bác sĩ phụ trách phòng khám là những người có kinh nghiệm lâu năm, đã được tập huấn, đào tạo chuyên khoa y học bác sĩ gia đình và các chuyên khoa khác. Phòng khám thuộc khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn và được trang bị theo đúng tiêu chuẩn.

Khi tham gia Phòng khám Bác sĩ gia đình, mỗi bệnh nhân có một hồ sơ bệnh án lưu trữ tất cả các thông tin liên quan tới bệnh tật từ khi bắt đầu khám bệnh cho đến cuối đời. Qua đó, bác sĩ có thể chăm sóc liên tục cho bệnh nhân cũng như cho cả gia đình. Bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn thông qua nhiều hình thức và lựa chọn bác sĩ khám xuyên suốt , lâu dài tạo sự gần gũi, thân thiết. Mặc dù vậy, bệnh nhân chỉ phải chi trả một khoản chi phí hợp lý và cũng được bảo hiểm y tế thanh toán.

Mô hình Bác sĩ gia đình có lịch sử phát triển rất lâu đời trên thế giới, nhưng lại rất mới tại Việt Nam, đang được Bộ Y tế khuyến khích mở rộng. Mô hình Bác sĩ gia đình ra đời là một giải pháp quan trọng giúp giảm tải tuyến trên, xử lí sớm các vấn đề về bệnh tật và dự phòng. Từ đó, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sự hài lòng tin yêu của quý khách hàng.

Để được tư vấn và hỗ trợ khám, chữa bệnh quý khách vui lòng gọi vào số: Tell:08.62601100  - Hotline: 0974.508.479

NHẬN DIỆN TĂNG HUYẾT ÁP
15/05/2017

NHẬN DIỆN TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh diễn tiến âm thầm, thường sống chung trong hòa bình với người bệnh nhiều năm, không gây triệu chứng gì cho đến một ngày biểu hiện ra bằng triệu chứng tổn hại các cơ quan. Có khoảng 1/3 số người bị tăng huyết áp không biết rằng mình đang mắc căn bệnh này. Phần lớn bệnh nhân biết được bệnh không phải do triệu chứng biểu hiện mà có thể nhờ đo huyết áp thường quy hoặc khi đã có biến chứng. Chính vì vậy, việc cảnh giác trước những dấu hiệu có thể là do tăng huyết áp gây ra sẽ giúp nhận biết sớm bệnh để có thể thay đổi lối sống phù hợp, kiểm soát huyết áp, giảm thiểu khả năng gặp các biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.

 

Những triệu chứng cảnh báo

Những triệu chứng trong giai đoạn sớm của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và xảy ra âm thầm nên thường được bỏ qua và không gợi ý đến tình trạng tăng huyết áp. Những triệu chứng thường gặp do tăng huyết áp gây ra có thể là: nhức đầu, xây xẩm, hồi hộp, mệt mỏi…; nặng hơn là gây đau ngực, khó thở, nhìn mờ, loạn nhịp tim…

Có một số triệu chứng thường gặp phải khi huyết áp cao là khó ngủ, thường thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon, cảm thấy bứt rứt, lo lắng, ù tai… Nhức đầu cũng thường xảy ra khi huyết áp tăng lên, thường là nhức đầu ở vùng chẩm, sau gáy và vào buổi sáng. Nếu tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt xảy ra và gia tăng khi có những vấn đề căng thẳng về tâm lý và thể lực, đây có thể là một gợi ý cho tăng huyết áp. Ở phụ nữ khoảng 50 tuổi, triệu chứng tăng huyết áp có thể tương tự như những triệu chứng của thời kỹ mãn kinh như cảm giác người nóng bừng và đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, thay đổi tâm trạng thất thường… Ở nam giới trung niên, tăng huyết áp không điều trị có thể biểu hiện qua những vấn đề như rối loạn cương.

PHÒNG NGỪA SUY THẬN CẤP
10/05/2017

PHÒNG NGỪA SUY THẬN CẤP

Vừa qua, Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn tiếp nhận 1 bệnh nhân nam, 56 tuổi, nhập viện trong tình trạng phù toàn thân sau khi uống thuốc điều trị viêm phế quản 3 ngày (không rõ loại- tự mua tại nhà thuốc tư).

 

Bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm kết quả như sau:

Bạch cầu: 14.130/mm3

Ca: 1.6 mmol/L (bt 2,1-2,8)

HCT: 29%%

Na: 107 mmol/L(bt: 130-145)

HGB:10,5 g/dL

K: 4.1 mmol/L

Cholesterol: 3,3 mmol/L

Cl: 75 mmol/L

Albumin máu: 2,23 g/dL (bt: 3,5-5,2)

Cặn Adis: HC 50, BC 100

Protein niệu 24h: 1668 g/ 24h

(bt<0,15g/224h)

Điện di đạm niệu:

Ure: 16,5 mmol/L (bt: 2,5-7,5)

  • Alpha1 : 0,392g/l

Creatinine: 143,5 micromol/L

(bt: 44-106)

  • Apha 2: 0,357 g/l

SGOT : 53,5 U/L (bt <37)

  • Beta: 0,294 g/l

SGPT : 93,7 U/L 9bt <40)

  • Gamma: 0,379 g/L

 

Thể tích nước tiểu 24h: 800ml.

XQ Phổi: Tràn dịch màng phổi 2 bên lượng ít, Viêm phổi 2 bên.

Siêu âm bụng: Tràn dịch màng bụng lượng ít.

Bệnh nhân được chẩn đoán : Tổn thương thận cấp- Hạ Natri máu mức độ nặng - Viêm phổi – tràn dịch đa màng.

Bệnh nhân được Điều trị NaCl 3%, truyền Albumin, Lợi tiểu Furosemide, Kháng sinh nhóm Ceftriaxone.

Sau 1 tuần bệnh nhân hết phù hoàn toàn, giai đoạn đa niệu tiểu 5 lít/24g; lúc xuất viện tiểu 3 lít/24h.

KHÁM CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ CHO ĐẢNG VIÊN CAO TUỔI ĐẢNG VÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
09/05/2017

KHÁM CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ CHO ĐẢNG VIÊN CAO TUỔI ĐẢNG VÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Sáng nay, Phòng khám Bác sĩ gia đình – Bệnh  viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn phối hợp cùng UBND Phường Tân Thới Nhất và Phòng văn hóa Quận 12 tổ chức chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho các Đảng viên cao tuổi Đảng và Mẹ Việt Nam anh hùng hiện đang sinh sống trên địa bàn Phường Tân Thới Nhất, Quận 12.

Đoàn đã tiến hành khám và tư vấn về sức khỏe, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và cách thức tập vật lý trị liệu, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 80 Đảng viên cao tuổi Đảng và Mẹ Việt Nam anh hùng.

Tiếp nối chuỗi hoạt động “Công trình tổ tư vấn chăm sóc sức khỏe cho mẹ Việt Nam anh hùng –Đảng viên cao tuổi”  Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Sài Gòn đang thực hiện, chương trình trên không chỉ nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho các gia đình chính sách mà qua đó còn tạo điều kiện giao lưu học hỏi, thắt chặt mối quan hệ giữa các đơn vị hữu quan.

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
08/05/2017

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ

Vừa qua, Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài gòn tiếp nhận gần 20 bệnh nhân nhập trong tình trạng đau quặn (bụng), buồn nôn, tiêu chảy, sốt caothậm chí lên cơn co giật. Ngay lập tức, các bác sĩ khám bệnh, sơ cứu, làm những xét nghiệm đánh giá kết luận các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Sau đó, các bệnh nhân được tích cực điều trị theo phác đồ phù hợp.

 Sau khi được điều trị, sức khỏe các bệnh nhân đang dần hồi phục và hiện đang nằm dưỡng bệnh và theo dõi tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn. Các bệnh nhân cho hay: sáng ngày 7/5/2017, cả gia đình đi du lịch tại Vũng Tàu, ghé vào ăn uống tại khu du lịch. Tới trưa cùng ngày, các thành viên trong đoàn bắt đầu có dấu hiệu tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…và được người nhà đưa đến khoa cấp cứu Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn.

Tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, khiến cho số lượng bệnh nhân phải nhập viện điều trị cũng tăng cao đáng kể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, người tiêu dùng cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

  • Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Đảm bảo vệ sinh khâu chế biến, ăn chín – uống sôi.
  • Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh môi trường
  • Sử dụng nước sạch trong ăn uống
  • Bảo quản thức ăn chín và đun kĩ lại trước khi ăn.
  • Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm như là đau quặn bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu lỏng… cần đến ngay ccác cơ sở y tế gân nhất để khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG ĐINH CHỐT- LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO BỆNH NHÂN BỊ GÃY XƯƠNG
06/05/2017

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG ĐINH CHỐT- LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO BỆNH NHÂN BỊ GÃY XƯƠNG

Vừa qua,  Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn tiếp nhận một bệnh nhân nam, 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau  chân phải dữ dội, không di chuyển được.

Sau khi khám và chụp X-quang các bác sĩ kết luận: Bệnh nhân bị gãy 1/3 xương mác (P) và 1/3 dưới xương chày (P), có di lệch xương và có mảnh rời. Ngay sau đó, các bác sĩ đã hội chẩn và chuyển lên phòng mổ để phẫu thuật bằng phương pháp “ phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh chốt nắn kín dưới C-Arm không mổ ổ gãy”. E - Kíp phẫu thuật bao gồm: Bs.CKΙ Hà Trung Thái, Bs.CTCH Nguyễn Văn Việt.

 Phương pháp “ Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh chốt, nắn kín dưới C-Arm” là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này. Phương pháp này cho phép sắp xếp các đầu gãy và mảnh gãy về vị trí giải phẫu, cố định vững chắc ổ gãy, tạo điều kiện cho quá trình liền xương và phục hồi chức năng sớm.

Bs. Thái cho biết: Gãy thân xương đùi là một tổn thương hay gặp, do lực chấn thương mạnh gây nên. Đây là một tổn thương nặng, thường kết hợp với những tổn thương khác ở hệ vận động hoặc các cơ quan khác.. Và đối với trường hợp này, chúng tôi thực hiện nắn kín dưới C-Arm và không mổ ổ gãy.

Bs.Lê Phước Pha - Giám Đốc chuyên môn nhận xét: Đây là một trường hợp phẫu thuật khó, đa số các phẫu thuật viên sẽ mổ ổ gãy để nắn lại. Với phương pháp cũ sẽ không đạt hiệu quả cao và để lại nhiều di chứng. Đối với phương pháp nắn kín dưới C-Arm không mổ ổ gãy sẽ đạt hiệu quả cao, không bị nhiễm trùng,có tính thẩm mĩ cao, thời gian hậu phẫu ngắn và bệnh nhân sẽ được xuất viện sớm hơn so với bình trường ( chỉ sau 24 đến 48 tiếng đồng hồ sau phẫu thuật)

 Với đội ngũ y – Bác sĩ giỏi chuyên môn , máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn đã tiến hành điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị gãy xương. Và là nơi mang tới chất lượng dịch vụ tốt, sự hài lòng, tin yêu của quý khách hàng.

SAU KHI SẢY THAI BAO LÂU THÌ NÊN CÓ THAI LẠI.
29/04/2017

SAU KHI SẢY THAI BAO LÂU THÌ NÊN CÓ THAI LẠI.

Sau khi đã lấy thai  ra , bạn cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe ( vật chất và tinh  thần) . Và phải phải tránh thai ít nhất là 3 tháng , để niêm mạc tử cung có thể tái tạo trở lại.

Trong thời gian chờ có thai lại, hai vợ chồng bạn nên đi làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Bản thân sản phụ nên làm xét nghiệm xác định nhóm máu Rh. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi. Đồng thời bổ sung axít folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.

Khoa Sản Phụ- Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm cùng  trang thiết bị hiện đại là nơi luôn mang tới dịch vụ tốt, sự hài lòng, tin yêu của quý khách hàng.

BỆNH RỐI LOẠN THẦN KINH TIM
28/04/2017

BỆNH RỐI LOẠN THẦN KINH TIM

Nhiều bệnh nhân đi khám bệnh, cảm thấy lo lắng khi bác sĩ chẩn đoán là “rối loạn thần kinh tim”. Họ không rõ đây là tình trạng gì, có nặng lắm không, ảnh hưởng thế nào đến tim và sức khỏe…?

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Thần kinh tim ở đây là nói đến hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật là một phần của hệ thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan như mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, hệ sinh dục, đồng tử, tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa… và cả trái tim của chúng ta. Nhiều tiến trình của cơ thể như là huyết áp, tần số thở, nhịp tim… đều do sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật làm việc tự động, con người không thể tự ý điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh này, chẳng hạn như không thể bắt tim ngừng đập, hay điều khiển để tim đập nhanh hơn, đập chậm hơn được.

Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, là tên gọi chung của các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân liên quan đến các hiện tượng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim... Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim hoặc nặng ngực, mệt mỏi, khi ngủ hay mơ…
Rối loạn thần kinh tim xảy ra là do tình trạng không ổn định của hệ thần kinh thực vật, có thể do căng thẳng thần kinh, do những lo lắng trong cuộc sống, do những tác động đến cơ thể như khói bụi, môi trường sống, khói thuốc lá… Cần lưu ý là đây không phải là một bệnh tim thực thể, có nghĩa là không có thành phần, bộ phận nào của tim bị tổn thương thật sự. Chính vì vậy, khi khám tim, làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, bác sĩ thường không ghi nhận bất thường nào hoặc tổn thương bệnh lý nào của tim, và trước những triệu chứng kể trên, bác sĩ đưa ra chẩn đoán “rối loạn thần kinh tim”.

Điều trị bệnh thế nào?

Rối loạn thần kinh tim thường lành tính, có tiên lượng tốt và có thể chữa trị hiệu quả khi xác định rõ nguyên nhân dẫn tới rối loạn cũng như nhờ vào sự hợp tác của người bệnh trong việc thay đổi lối sống tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ thường hạn chế dùng thuốc điều trị cho những trường hợp rối loạn thần kinh tim. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê toa thuốc an thần cho những trường hợp người bệnh xúc động mạnh, khó ngủ hoặc mất ngủ hoặc dùng thuốc làm chậm nhịp tim cho những trường hợp tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, bên cạnh các thuốc hỗ trợ như vitamin B, C..

Một điều quan trọng trong điều trị rối loạn thần kinh tim là người bệnh cần áp dụng lối sống có lợi cho sức khỏe như: không nên thức khuya, sinh hoạt điều độ, có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi; sắp xếp đi du lịch khi thuận tiện; tránh những tình huống, những việc có thể gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng tinh thần (như đọc truyện tình cảm, xem phim hành động…); tránh sử dụng các chất kích thích như hút thuốc và ngửi khói thuốc, uống rượu, trà đậm, cà phê; tránh ăn uống quá độ, nên ăn nhiều rau quả; cần tập thể dục, chơi thể thao đều đặn…

dathongbao