Ngày 19 tháng 7, các y – bác sĩ của Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn tiếp nhận và phẫu thuật thành công ca cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Đây là căn bệnh khá phổ biến và rất dễ bị nhầm sang các căn bệnh khác như thoát vị đĩa đệm, đau lưng,...
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn đã phẫu thuật ca cấp cứu cho bệnh nhân bị thanh sắt nhọn dài 30cm đâm thẳng vào hậu môn.
Ông T.V.B (SN 1966) ngụ tại quận 11 đang sửa chữa nhà cho khách hàng thì bị gãy dàn giáo và bị thanh sắt nhọn đâm vào hậu môn. Sau đó, ông được các đồng nghiệp chuyển ngay vào phòng cấp cứu bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn trong tình trạng đau dữ dội, mất máu, bị tê chân, đau phần ngực, sinh hiệu ổn định… Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ hồi sức, siêu âm cấp cứu ngay và chẩn đoán: Bệnh nhân bị sắt nhọn đâm sâu khoảng 30cm; máu tụ và khí ở phần mềm vùng mông đáy chậu (P); không tổn thương thần kinh, mạch máu và trực tràng …. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào phòng mổ và được các bác sĩ gây tê tủy sống, phẫu thuật thám sát vết thương. Trong quá trình thám sát vết thương, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị gãy xương cùng S5 có mảng rời; trật khớp cùng cụt; vết thương rộng sâu dọc theo cạnh bên phải đốt sống cùng. Sau đó, vết thương được rửa sạch nhiều lần bằng dung dịch Betadin pha loãng, khâu cầm máu và để hở, nắn lại khớp cùng cụt..
Sau phẫu thuật sức khỏe của chú B đã ổn định, dẫn lưu còn ít dịch, hậu phẫu ổn định và hiện đang nằm dưỡng bệnh và theo dõi tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn.
Không ít người bệnh tim mạch là “fan” hâm mộ bóng đá, muốn hòa mình vào không khí sôi động, hào hứng của Euro 2012 nhưng lại cảm thấy lấn cấn: “Mắc bệnh tim mạch xem bóng đá có an toàn?”.
Nhiều năm qua, các tổ chức y tế từng khuyến cáo những cổ động viên có tiền sử bệnh tim mạch cần dè chừng khi xem bóng đá, đặc biệt là những trận đấu đầy kịch tính với sự góp mặt của đội bóng con cưng.
Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý:
Trong điều chị tiêu chảy cấp ở trẻ em, cần chú trọng các nguyên tắc sau:
Uống nhiều nước hơn bình thường: nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.
Tiếp tục cho ăn:Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.
Bổ sung kẽm:các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.
Ngoài ra, cần đưa trẻ trở lại ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.