Giới thiệu về chúng tôi
banner

Viêm não Nhật Bản, bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi

, 15/10/2016, 08:33 GMT+7

Bệnh viêm não Nhật Bản được lây truyền từ động vật như lợn, chim sang người qua trung gian truyền bệnh của các loài muỗi Culex như: Culex tritaeniorhynchus, Culex bitaeniorhynchus, Culex gelidus, Culex vishnui…; trong đó có hai loài quan trọng là muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui.

Hai loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường sinh sản ở đồng ruộng lúa nước, buổi tối hay bay về chuồng gia súc để hút máu động vật là lợn bị nhiễm mầm bệnh, sau đó chúng đốt máu người và truyền bệnh sang cho người. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định Culex tritaeniorhynchus là muỗi chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản.

3.2

Vào thời điểm khi mùa mưa bắt đầu, các vùng nước ẩm, thấp luôn chứa động lượng nước tù động, nguồn nước này không những vừa ô nhiễm mà còn là nơi có điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, vi rút sinh sôi và nảy nở, muỗi cũng từ cơ hội này phát triển rất nhanh. Đặc điểm muỗi Culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc tập trung đông dân cư và có nhiều hồ ao; chúng thường đẻ trứng ở những ao hồ, ruộng lúa với những trứng muỗi dính thành bè nổi trên mặt nước.

Muỗi Culex tritarniorhuynchus có thể bay xa trên 1 cây số và bay cao từ 13 -15m nên có khả năng lây truyền virút viêm não Nhật Bản cho các loài chim. Muỗi bị nhiễm virút cũng có khả năng truyền bệnh suốt đời và truyền sang thế hệ sau qua trứng. Người và ngựa được xem là vật chủ cuối cùng của virút viêm não Nhật Bản vì virút có trong máu người với hiệu giá thấp không đủ để có thể tiếp tục lây truyền sang muỗi. Đối với lợn, sau khi bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản, lợn không bị bệnh, nhưng nguy hiểm ở chỗ nó trở thành kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên, đồng thời lại là nguồn cung ứng quan trọng nhất cho muỗi đưa virus viêm não Nhật Bản lây sang người. Vì vậy, viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm đối với người.

3.1

Người bị bệnh viêm não Nhật Bản thường có các dấu hiệu như: sốt cao, nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.

Khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến cơ sở y tế để điều trị và tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh tại bệnh viện. Phòng bệnh là một trong những biện pháp tối ưu để hạn chế và giảm số lượng ca mắc nhiễm bệnh. Bằng nhiều biện pháp khắc nhau, song điều đầu tiên cần tiến hành ngay là vệ sinh sạch sẽ tại khu vực sinh sống. Tạo thói quen ngủ mắc màn cũng như tiêm vắc xin phòng chống bệnh cho bản thân và gia đình. 

Tổng hợp


chauphong
dathongbao