Thứ bảy, 12/10/2024, 12:14 GMT+7
Viêm dạ dày HP là một bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Các triệu chứng viêm dạ dày HP không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày. Vậy nguyên nhân gây viêm dạ dày HP dương tính là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh triệt để cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc phải? Hãy cùng Tâm Trí Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Viêm dạ dày HP là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Loại vi khuẩn này có khả năng trung hòa axit dạ dày và âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, nếu không thăm khám thường xuyên, rất ít người biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Chỉ khi vi khuẩn HP gây tổn thương lớp niêm mạc trong thời gian dài, dẫn đến loét dạ dày và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, xuất huyết tiêu hóa… thì người bệnh mới nhận biết được.
HP dạ dày là tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori gây tổn thương niêm mạc dạ dày
Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn HP dạ dày sẽ âm thầm tấn công niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm, loét dạ dày. Dưới đây là các triệu chứng viêm dạ dày HP thường gặp khi lớp niêm mạc tổn thương ngày càng nghiêm trọng:
>> Xem thêm: Viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để mau hồi phục
Người bệnh viêm dạ dày HP thường có biểu hiện ợ hơi, ợ chua
Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 60 - 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày mà không hề hay biết. Điều này khiến nhiều người lo lắng viêm dạ dày HP có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm dạ dày HP dương tính không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách khiến tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc kéo dài có thể gây ra loét dạ dày cũng như một số biến chứng nguy hiểm dưới đây.
Viêm dạ dày HP có thể tiến triển thành ung thư dạ dày
Không phải tất cả tình trạng viêm, loét dạ dày đều do vi khuẩn HP dạ dày gây ra. Để xác định chính xác nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm sau:
Test hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu là các phương pháp chẩn đoán virus HP dạ dày không xâm lấn
Vi khuẩn dạ dày HP là một loại vi khuẩn có khả năng lây truyền nên bệnh viêm dạ dày HP hoàn toàn có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Các con đường lây truyền phổ biến bao gồm:
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có khả năng mắc bệnh cao hơn:
Kết quả chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính chứng tỏ trong dạ dày của người bệnh có sự hiện diện của loại vi khuẩn này. So với viêm dạ dày do các nguyên nhân khác, điều trị viêm dạ dày HP dương tính phức tạp hơn, đòi hỏi một phác đồ điều trị kéo dài và kết hợp nhiều loại thuốc. Đồng thời, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ quá trình điều trị.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP nói riêng và trong các trường hợp nhiễm khuẩn HP nói chung được chỉ định sử dụng kết hợp tối thiểu hai loại kháng sinh để ngăn ngừa kháng thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh có thể đồng thời tiêu diệt các lợi khuẩn ở đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, co thắt dạ dày xảy ra tạm thời.
Điều trị vi khuẩn HP thường được chỉ định sử dụng kết hợp tối thiểu hai loại kháng sinh để ngăn ngừa kháng thuốc
Sau khoảng 4 tuần điều trị, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm để kiểm tra xem vi khuẩn HP đã được loại bỏ hay chưa. Nếu điều trị không đạt hiệu quả, không tiêu diệt được 80 - 95% vi khuẩn HP, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị đợt hai. Trong đó, bác sĩ sẽ thay đổi ít nhất một loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong đợt điều trị đầu tiên.
Cần lưu ý, điều trị viêm dạ dày HP cần sự kiên trì và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn và giảm nguy cơ biến chứng. Việc tự ý ngừng hoặc sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ có thể khiến vi khuẩn HP kháng thuốc, làm cho quá trình điều trị khó khăn hơn.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thực hiện lối sống lành mạnh để tăng cường hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP và cải thiện sức khỏe dạ dày. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:
Hiện nay, virus HP vẫn chưa có vaccine phòng ngừa nhưng chúng ta có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bằng các thói quen sống lành mạnh dưới đây.
Rửa tay thường xuyên là thói quen giúp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Viêm dạ dày HP là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, âm thầm gây ra tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Người bệnh viêm dạ dày HP dương tính thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và chán ăn. Những yếu tố như môi trường sống kém vệ sinh, ăn uống thực phẩm bẩn và tiếp xúc với người nhiễm khuẩn HP là những nguyên nhân chính gây lây nhiễm viêm dạ dày HP.
Điều trị HP dạ dày đòi hỏi phác đồ điều trị kéo dài với sự kết hợp nhiều loại thuốc, chủ yếu là kháng sinh và thuốc ức chế tiết axit. Đồng thời duy trì thói quen vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày và thay đổi lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp việc điều trị HP đạt hiệu quả cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát và lây nhiễm cho người khác.
Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả viêm dạ dày HP, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng như loét hay ung thư dạ dày. Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn cung cấp các Gói khám sức khỏe tổng quát và gói khám dạ dày chuyên sâu, giúp bạn theo dõi và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa một cách toàn diện. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của bạn ngay hôm nay để đảm bảo một tương lai khỏe mạnh hơn!
Liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE 0974.508.479 hoặc nhắn tin qua Fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để đặt lịch khám hoặc hỗ trợ tư vấn nhanh nhất!