Thứ hai, 04/11/2024, 08:21 GMT+7
Lồng ruột là một căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ bị lồng ruột, một đoạn ruột sẽ chui vào đoạn ruột khác, gây tắc nghẽn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ là gì? Làm thế nào để nhận biết và xử lý khi trẻ mắc bệnh này? Trong bài viết này, Tâm Trí Sài Gòn sẽ giúp ba mẹ giải đáp những thắc mắc trên.
Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột chui vào lòng đoạn ruột kế cận gây tắc nghẽn đường ruột và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Đây là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê, trong số các trường hợp trẻ bị lồng ruột, tỷ lệ bé trai chiếm đến 70% bởi yếu tố cấu trúc giải phẫu và nhu động ruột ở bé trai cao hơn bé gái.
Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào lòng đoạn ruột khác, gây tắc nghẽn đường ruột
Lòng ruột bị tắc nghẽn khiến thức ăn và máu không lưu thông được, trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn ói nhiều dẫn đến mất nước, mệt lả. Bên cạnh đó, đoạn ruột bị tắc còn có nguy cơ hoại tử do thiếu máu quá lâu. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng, thủng ruột, viêm phúc mạc, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Đa số trường hợp trẻ bị lồng ruột dưới 2 tuổi thường không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ như:
Trẻ bị lồng ruột ở giai đoạn đầu sẽ có những biểu hiện bất thường như:
Đột nhiên khóc thét, đau bụng từng cơn, nôn mửa bất thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh lồng ruột
Khi tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng có thể nhận biết bao gồm:
Lồng ruột ở trẻ nếu không điều trị kịp thời, ở giai đoạn muộn có khả năng biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử ruột và gây ra những triệu chứng nặng như:
Lồng ruột ở trẻ em cần được xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử ruột, thủng ruột. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ như trẻ đột nhiên quấy khóc, đau bụng dữ dội, nôn mửa…, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Nếu phát hiện trẻ bị lồng ruột và điều trị tháo lồng trước 48 giờ, nguy cơ hoại tử ruột chỉ khoảng 2,5%. Tuy nhiên, nếu lồng ruột ở trẻ kéo dài trên 72 giờ thì nguy cơ hoại tử khối lồng ruột lên đến 80%.
Khi được đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện, đầu tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đã có và thăm khám lâm sàng. Do phần lớn trẻ bị lồng ruột ở độ tuổi rất nhỏ, chưa biết nói hoặc chưa thể diễn đạt chính xác sự khó chịu nên phụ huynh sẽ cần cung cấp những thông tin cần thiết như:
Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác tình trạng lồng ruột và đánh giá mức độ nghiêm trọng, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
Khi phát hiện các dấu hiệu lồng ruột ở trẻ, ba mẹ cần đưa con đi khám ngay để đảm bảo điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sức khỏe tổng thể của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định một trong những phương pháp điều trị sau đây:
Vừa qua, BVĐK Tâm Trí Sài Gòn vừa điều trị thành công cho bé trai 3 tuổi tái phát lồng ruột bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi. Xem chi tiết bài viết TẠI ĐÂY!
Do chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây lồng ruột ở trẻ nên không có cách phòng ngừa triệt để. Điều quan trọng nhất là phụ huynh cần trang bị các kiến thức về lồng ruột cấp để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường khi trẻ bị lồng ruột và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp và tiêu hóa, vốn là các yếu tố có thể tạo điều kiện cho lồng ruột.
Mặt khác, trẻ bị lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát, đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên. Do đó, phụ huynh cần chú ý quan sát biểu hiện của trẻ trong khoảng thời gian này để phát hiện sớm nếu lồng ruột tái diễn. Bên cạnh đó, hãy nhớ tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ nếu được chỉ định và tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Lồng ruột ở trẻ là một tình trạng cấp cứu y tế cần được can thiệp kịp thời vì bệnh diễn tiến nhanh, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, thủng ruột hoặc viêm phúc mạc, đe dọa đến tính mạng. Phòng ngừa triệt để lồng ruột là điều chưa khả thi, nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu và xử lý kịp thời có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Sau khi điều trị, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ một cách chặt chẽ, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc và đưa trẻ tái khám định kỳ để phòng ngừa tái phát.
Theo dõi fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.