Giới thiệu về chúng tôi
banner

Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng

Tuesday, 26/04/2016, 11:29 GMT+7

TAY CHÂN MIỆNG

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra theo mùa cao nhất là khoảng tháng 2 đến tháng 4, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Đây là căn bệnh chưa có vaccine điều trị, nếu trẻ mắc bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời để lại nhiều di chứng, biến chứng nguy hiểm.

Tại bệnh viện đa khoa tâm trí sài gòn mỗi ngày phòng khám nhi tiếp nhận 5 - 10 bé, đa số trẻ được bác sĩ kê đơn và điều trị ngoại trú dặn dò và tái khám mỗi 1 - 2 ngày khi có dấu hiệu nặng.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxsackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao tổng trạng. Bệnh thường diễn biến từ 1 -10 ngày các triệu chứng sẽ giảm dần

tay-chan-mieng

CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VỚI BỆNH VIÊM LOÉT MIỆNG

Hiện nay thời tiết đang bước vào mùa nóng nhiều trẻ nhỏ rất dễ bị lở loét miệng. Phụ huynh thường nhầm lẫn viêm loét miệng và bệnh tay chân miệng. Trong bệnh viêm loét miệng thường vết loét nhỏ đường kính 1-3mm, xuất hiện đơn độc hay thành từng đám ở niêm mạc má, môi, nướu răng hoặc dưới lưỡi, hình tròn hay hình bầu dục, màu trắng xám hay vàng với quầng đỏ xung quanh. Trong bệnh tay chân miệng xuất hiện thêm nhiều bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Nhi khám để được tư vấn và điều trị thích hợp

DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG

- Cho trẻ uống nhiều nước trái cây như cam bưởi... bổ sung thêm Vitamin C và nâng cao sức đề kháng.
- Các loại rau quả có màu đỏ màu vàng: nước ép cà rốt, cà chua, dưa hấu.. giàu vitamin A- một trong những vitamin rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch làm lành nhanh các tổn thương.
Bổ sung thêm kẽm - một vi chất vô cùng quan trọng cho cơ thể. Kẽm có nhiều nhất trong thực phẩm hải sản bao gồm: hào, nghêu hoặc các thực phẩm hàng ngày: lòng đỏ trứng, thịt gà...

PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

- Lau sạch các bề mặt vật dụng tiếp xúc hàng ngày: đồ chơi, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rữa thông thường.
- Thường xuyên rửa tay cho bé và mẹ trước khi cho bé ăn, tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người bệnh tay chân miệng.
- Trẻ phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ đến lớp và chơi với các trẻ khác.

 


admin
TAG:
dathongbao