Giới thiệu về chúng tôi
banner

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ KHI DÙNG THUỐC Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ

Friday, 04/10/2019, 10:03 GMT+7

Dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú phải thật thận trọng vì một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự tiết sữa hoặc có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây tác dụng không mong muốn cho trẻ. Tốt nhất, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ nên thông báo với bác sĩ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Một số loại thuốc không nên dùng ở phụ nữ đang cho con bú

       Phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ cần tránh xử dụng như là các thuốc có ảnh hưởng đến sự tiết sữa của mẹ, thuốc làm sữa có vị đắng, thuốc điều trị bệnh phụ khoa hoạc thuốc kích thích sự tích sữa. Dưới đây là một số loại thuốc nên tránh sử dụng:

tinngan_111051_365532995_0wap_320

       1. Thuốc ức chế sự tiết sữa

       Sự tổng hợp và bài tiết sữa mẹ được điều hòa và kiểm soát chủ yếu thông qua prolactin, một hormone được bài tiết từ tuyến yên. Nồng độ hormone này thường tăng cao nhất trong 2 tuần đầu sau đẻ, sau đó giảm dần và trở về mức bình thường sau 6 tháng. Hầu hết các tác động của thuốc ức chế quá trình tiết sữa đều thực hiện thông qua sự ức chế prolactin, điển hình là thuốc có chứa estrogen như thuốc ngừa thai chứa estrogen (phụ nữ đang cho con bú muốn ngừa thai phải dùng thuốc ngừa thai chỉ chứa progesteron như Exluton), bromocriptin (được dùng làm thuốc cai sữa), thuốc trị dị ứng cyproheptadin.

       2. Thuốc làm sữa có vị đắng

       Thuốc ức chế phản xạ bú của trẻ (metronidazole): Điển hình của thuốc ức chế phản xạ bú là các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (như thuốc an thần hay thuốc kháng histamin cổ điển gây buồn ngủ) mà mẹ đang dùng có thể làm trẻ bỏ bú.

       3. Thuốc điều trị bệnh phụ khoa

       Thuốc điều trị bệnh phụ khoa thường chia làm 2 loại: Loại thuốc uống có tác dụng toàn thân và loại thuốc đặt, các dung dịch vệ sinh phụ khoa có tác dụng tại chỗ.

       Loại thuốc uống thường chứa kháng sinh hay hoạt chất trị nấm, trong đó có nhiều thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ cho con bú. Các thuốc phụ khoa dùng ngoài cho tác dụng tại chỗ rất ít hấp thu vào sữa của mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, thuốc vẫn có khả năng thẩm thấu vào máu để vào sữa mẹ. Do đó, dạng thuốc này cũng chỉ dùng khi thật cần thiết.

Để an toàn, phụ nữ đang cho con bú khi bị bệnh phụ khoa tốt nhất nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh và được kê toa, tư vấn sử dụng thuốc an toàn, đúng cách.

       4. Thuốc kích thích sự tiết sữa

       Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn đủ số lượng các nang tạo sữa, việc sử dụng một số thuốc ức chế các thụ cảm thể dopamin ở vùng dưới đồi như metoclopramid, domperidon… có thể gây tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích thích việc tạo sữa. Một số thuốc có thể làm tăng tiết sữa như: methyldopa, haloperidol, theophyllin. Metoclopramid và domperidon là hai loại thuốc được sử dụng nhiều nhất cho mục đích này và cần được bác sĩ chỉ định (phụ nữ cho con bú không được tự ý sử dụng). Domperidon cũng là một thuốc kích thích bài tiết prolactin nhưng an toàn hơn so với metolclopramid vì không qua hàng rào máu não và do đó không có tác dụng phụ trên hệ thần kinh. Tuy nhiên, gần đây đã có những cảnh báo về việc dùng domperidon có nguy cơ gây tai biến tim mạch. Vì vậy, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc này.

     6 Lời khuyên của bác sĩ mà bạn cần lưu ý:

            - Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

            - Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2 - 4 giờ trước khi cho bú để thời gian cho bú cách xa thời điểm nồng độ thuốc cao nhất trong máu người mẹ.

            - Không sử dụng các dạng thuốc phóng thích chậm hay phóng thích kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

            - Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

            - Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy,… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

            - Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

---------------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: (028) 6260 1100
Hotline: 0974 508 479
---------------------------------------------------------------
Tư vấn online tại 
Website: http://bvtamtrisaigon.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviendakhoatamtrisaigon/
Khám và tư vấn tại bệnh viện:
171/3 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. HCM


binh.hoang
dathongbao