Bác sĩ thường trực 0901 696 115
Hotline CSKH 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi

DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ Ở NỮ: NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG NGỪA

Thứ hai, 18/11/2024, 08:58 GMT+7

Bạn biết không, mặc dù nam giới thường được nhắc đến nhiều hơn khi nói về đột quỵ nhưng phụ nữ lại là đối tượng có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn. Một số yếu tố đặc thù giới như mang thai, sinh nở, sử dụng thuốc tránh thai… là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ gặp biến chứng đột quỵ cũng như hồi phục chậm hơn. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ ở nữ là vô cùng cần thiết để có biện pháp xử trí kịp thời cũng như phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

1. Tổng quan tình trạng đột quỵ ở nữ giới

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não bộ bị gián đoạn hoặc giảm đột ngột do vỡ mạch máu hoặc xuất hiện một cục máu đông gây cản trở quá trình lưu thông máu.

Mặc dù chúng ta vẫn thường nghe nói rằng nam giới là đối tượng dễ đột quỵ hơn, nhưng phụ nữ là có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn. Trong báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ về những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào năm 2016, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở nữ giới. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong phạm vi quốc gia, cứ khoảng 5 phụ nữ sẽ có 1 trường hợp bị đột quỵ và gần 60% trong số đó có khả năng không qua khỏi.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ sau 35 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn sao với nam giới cùng độ tuổi, đồng thời khả năng phục hồi hậu đột quỵ của họ cũng diễn ra chậm hơn. Đây là những con số cho thấy mức độ đe dọa nghiêm trọng của căn bệnh này đối với phụ nữ.

Đột quỵ ở nữ giới nguy hiểm như thế nào

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới

Điều đáng lo ngại là không phải ai cũng nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ ở nữ để can thiệp đúng lúc. Trong khi đó, phát hiện sớm các triệu chứng và xử trí kịp thời là chìa khóa giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và tăng khả năng hồi phục. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

2. Dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới

Dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới và nam giới đều rất khó để nhận biết sớm. Khi xảy ra đột quỵ, dấu hiệu nhận biết chung bao gồm:

  • Mất cảm giác hoặc tê liệt: Một bên mặt, cánh tay hoặc chân có thể bị tê hoặc yếu đi.
  • Khó nói: Nói ngọng, nói khó, hoặc không nói được.
  • Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi, hoặc mất thị lực đột ngột.
  • Đau đầu dữ dội: Đau đầu đột ngột và rất nghiêm trọng.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng: Cảm giác choáng váng, khó giữ thăng bằng.

Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu đột quỵ chỉ xảy ra ở nữ giới mà hiếm gặp ở nam giới như:

  • Chảy xệ một bên mặt: Không chỉ não bộ mà các dây thần kinh trên mặt cũng có thể bị tổn thương do đột quỵ, khiến cho một bên mặt bị chảy xệ. Trong số các trường hợp đột quỵ ở nữ giới, có đến 80% phụ nữ gặp phải tình trạng này trước khi bị đột quỵ.
  • Đau đầu cấp: Tình trạng thiếu máu lên não có thể làm xuất hiện những cơn đau đầu đột ngột với cường độ dữ dội. Nhiều phụ nữ từng bị đột quỵ cho biết đã đối mặt với cơn đau đầu kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn ói ít nhất một lần trước khi xảy ra đột quỵ.
  • Mệt mỏi đột ngột: Đột quỵ thiếu máu cục bộ có thể khiến một người phụ nữ đột nhiên mất hết năng lượng và trở nên mệt mỏi.
  • Đau ngực cấp: Những cơn đau nhói bất thường ở vùng ngực đi kèm với triệu chứng nấc cụt kéo dài có thể là dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới mà chị em cần lưu ý.

Dấu hiệu đột quỵ ở nữ cần lưu ý

Đau ngực cấp, đau đầu cấp là những dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới mà hiếm gặp ở nam giới

Ngoài những vấn đề trên, các triệu chứng có thể cảnh báo xảy ra đột quỵ ở phụ nữ còn có tình trạng đột ngột mất phương hướng, xuất hiện ảo giác, thay đổi hành vi, kích động… Nếu bạn hoặc người thân gặp phải những dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới như kể trên, hãy đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất để tránh nguy cơ tử vong và biến chứng do đột quỵ.

3. Nguyên nhân đột quỵ ở phụ nữ

Ngoài những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp như bệnh lý nền, huyết áp cao, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích, phụ nữ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến từ đặc thù giới như:

  • Tuổi tác: Các số liệu cho thấy tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn đàn ông. Tuổi càng cao đồng nghĩa với nguy cơ đột quỵ cao hơn trong khi khả năng hồi phục kém đi.
  • Tăng huyết áp: So với đàn ông, nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ cao hơn bởi nhiều yếu tố tác động như mãn kinh, mang thai và sinh con, béo phì, phẫu thuật tử cung…
  • Rung nhĩ: Đây là một bệnh lý về tim mạch làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở tâm nhĩ. Huyết khối này cản trở quá trình lưu thông máu đến não và gây ra đột quỵ. Phụ nữ mắc bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn đàn ông 4 - 5 lần.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai chứa hormone estrogen có thể làm tăng khả năng đông máu. Khi cục máu đông hình thành trong mạch máu não, nó có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Trầm cảm: Phụ nữ là đối tượng dễ gặp các vấn đề tâm lý hơn so với nam giới. Phụ nữ bị trầm cảm thường bị rối loạn giấc ngủ cũng như có sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt và ăn uống. Những tác nhân này kết hợp với sự hoạt động quá mức của hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Các bệnh lý nền khác: Béo phì, đái tháo đường, rối loạn cholesterol trong máu… là những "kẻ thù" tiềm ẩn gây ra đột quỵ ở nữ giới.

4. Hướng dẫn sơ cứu khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở nữ

Đột quỵ là một tình huống cấp cứu khẩn cấp. Khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở nữ, cần đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi an toàn và nhanh chóng liên hệ cấp cứu. Trong khi chờ xe cấp cứu, lưu ý không cho bệnh nhân ăn uống hay tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Đồng thời, hãy chú ý quan sát kỹ nhịp thở, nhịp tim và các dấu hiệu bất thường khác như nôn mửa, hôn mê.

Nếu bệnh nhân khó thở hoặc có nhiều đờm dãi, dùng khăn sạch quấn quanh ngón tay để thấm và loại bỏ. Đối với triệu chứng co giật, cần nhanh chóng dùng khăn sạch chặn ngang miệng để tránh người bệnh cắn vào lưỡi. Nếu tự đưa bệnh nhân đến bệnh viện, quá trình di chuyển cần đảm bảo bệnh nhân nằm vững, không té ngã.

Sơ cứu khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở nữ

Giữ bình tĩnh, đặt bệnh nhân nằm an toàn và nhanh chóng liên hệ cấp cứu khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở nữ

5. Điều trị đột quỵ ở nữ giới

Để xác định phương pháp điều trị đột quỵ hiệu quả, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như MRI hoặc CT. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá chính xác mức độ tổn thương và phân loại đột quỵ, từ đó đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Đối với phụ nữ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để hòa tan cục máu đông, giúp phục hồi lưu thông máu đến não. Nếu cục máu đông lớn, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp nội mạch để loại bỏ kịp thời hoặc đặt stent để mở rộng mạch máu.

Tỷ lệ cứu sống cũng như khả năng hồi phục sau đột quỵ được quyết định phần lớn bởi thời gian người bệnh được cấp cứu. Khoảng thời gian từ 3 - 4,5 giờ đầu tiên kể từ khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới được xem là thời điểm vàng để các biện pháp chữa trị đạt hiệu quả tối ưu. Trong thời gian này, các tế bào não chưa hoại tử hoàn toàn, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết có thể khôi phục tuần hoàn não và giảm đáng kể nguy cơ di chứng.

Nếu không cấp cứu kịp thời, dù được cứu sống nhưng bệnh nhân nữ có thể phải đối mặt với các di chứng như:

  • Suy nhược;
  • Căng thẳng, dễ cáu gắt;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Rối loạn ngôn ngữ;
  • Rối loạn chức năng vận động;
  • Rối loạn giấc ngủ…

Di chứng đột quỵ ở nữ

Bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ đối mặt với tàn tật nếu không được cấp cứu kịp thời

Tình trạng này có thể được cải thiện nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp như vật lý trị liệu, liệu pháp vận động, trị liệu ngôn ngữ, điều trị tâm lý… Quá trình này có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân và gia đình. Vì vậy, cách tốt nhất đó là nâng cao nhận thức về đột quỵ để chủ động phòng ngừa cũng như xử trí kịp thời và đúng cách khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ ở nữ giới.

6. Biện pháp phòng ngừa đột quỵ ở nữ

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao hoặc để lại những di chứng nặng nề. Dù bạn là nam hay nữ và ở bất kỳ độ tuổi nào, việc học cách phòng ngừa đột quỵ là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ khoa học mà bạn có thể tham khảo.

  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo, đường.
  • Duy trì cân nặng phù hợp dựa trên chỉ số BMI.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Vận động thể chất thường xuyên bằng cách tập thể dục hoặc chơi thể thao.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai.
  • Theo dõi thường xuyên huyết áp trong thai kỳ và sau khi sinh.
  • Tầm soát các bệnh lý nền và khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Đột quỵ ở nữ có nguy cơ gây tử vong cao hơn so với nam giới. Ngoài những triệu chứng thường gặp như liệt mặt, tê yếu tay chân, khó nói…, dấu hiệu đột quỵ ở nữ còn có một số biểu hiện hiếm gặp như chảy xệ một bên mặt, đau đầu, đau ngực cấp mà bạn cần lưu ý để can thiệp đúng lúc.

Bên cạnh đó, hãy chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và đừng quan kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Khám sức khỏe tổng quát hay tầm soát đột quỵ định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện các nguy cơ tầm ẩn gây đột quỵ và áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, chúng tôi cung cấp gói khám sức khỏe tổng quát và gói tầm soát đột quỵ với chi phí hợp lý, giúp bạn phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại sự an tâm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.

Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay qua HOTLINE 0974.508.479 hoặc nhắn tin qua Fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để được tư vấn và bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện!


marketing
dathongbao