News

TP.HCM: BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TĂNG MẠNH
11/04/2017

TP.HCM: BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TĂNG MẠNH

Với thời tiết diễn biến thất thường trong những ngày vừa qua , dịch “ Tay chân miệng”  bất ngờ diễn biến phức tạp, số ca bệnh  nhập viện tăng lên đáng kể.

 

Thực hiện thành công ca gắp dị vật trong thực quản bằng phương pháp nội soi .
10/04/2017

Thực hiện thành công ca gắp dị vật trong thực quản bằng phương pháp nội soi .

 

Vào 15h30’ ngày 8/4/2017 , Bệnh việnĐa Khoa Tâm Trí Sài Gòn vừa thực hiện thành công ca gắp dị vật trong thực quản bằng phương pháp nội soi.

 

LỚP YOGA MIỄN PHÍ DÀNH CHO MẸ BẦU
25/03/2017

LỚP YOGA MIỄN PHÍ DÀNH CHO MẸ BẦU

Banner_Yoga_cho_ba_bYu_1

Đăng ký tại

Quầy Lễ Tân, Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn

171 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, TPHCM

ĐT: 6260 1100

Hoặc Facebook: https://www.facebook.com/benhviendakhoatamtrisaigon/

 

PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
25/03/2017

Chuyên đề Sốt Xuất Huyết - KỲ 6: PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 

Vắc-xin
Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Tuy nhiên, đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác của WHO, một vắc-xin chống cả 4 loại huyết thanh virus gây bệnh đang được phát triển và hoàn thiện. Vắc-xin này tỏ ra an toàn và hiện đang được đưa vào dùng thử nghiệm trên lâm sàng. Hiện nay vắc-xin chống sốt xuất huyết cả 4 chủng huyết thanh của Dengue virus đang ở giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng.
ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
24/03/2017

Chuyên đề Sốt Xuất Huyết - Kỳ 5: ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Nguyên tắc chung
Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu.
Tại sao bị giảm thể tích tuần hoàn máu? Giảm khoảng 20-30% thể tích vì albumin trong máu thoát ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một lượng lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.

sot-xuat-huyet3

TRIỆU CHỨNG, BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
23/03/2017

Chuyên đề Sốt Xuất Huyết - Kỳ 4: TRIỆU CHỨNG, BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.
 
Chuyên đề Sốt Xuất Huyết: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
21/03/2017

Chuyên đề Sốt Xuất Huyết: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 

Muỗi Aedes aegypti là véc-tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh.
Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm vi-rút dengue, vi-rút này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi vi-rút vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu muỗi Aedes hút máu thì vi-rút được truyền cho muỗi.
Người là ổ chứa vi-rút chính. Ngoài ra, người ta mới phát hiện ở Malaysia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang vi-rút dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từ châu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờ tàu thuyền và sau đó có thể cả máy bay nữa.
Ngày nay, có hai loài phụ của Aedes aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ở châu Phi không phải là véc-tơ truyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosus là muỗi sống ở khu vực đô thị vùng nhiệt đới và là véc-tơ truyền bệnh chính. Trước đây, muỗi Aedes aegypti phải nhờ vào các vũng nước mưa để đẻ trứng. Tuy nhiên, ngày nay quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp cho muỗi những hồ nước nhân tạo để muỗi đẻ trứng dễ dàng hơn nhiều.
Aedes albopictus trước đây là véc-tơ truyền bệnh chính của dengue và hiện nay vẫn còn là véc-tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi là véc-tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai.
Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền vi-rút qua trứng, trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.

dathongbao