News

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ NHỎ KỲ 3: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ BỊ BÉO PHÌ
20/04/2017

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ NHỎ KỲ 3: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ BỊ BÉO PHÌ

Để hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ em,  các bậc phụ huynh cần có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý như:

  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ nhất là mỡ động vật… nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc uống các loại nước ngọt có gas.
  • Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa sau. Có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn với một lượng thức ăn vừa phải. Tránh việc ăn quá nhiều trong một bữa khiến trẻ bị tích mỡ.
  • Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng đồ ăn. Vì làm như vậy dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “ đồ ăn” dễ gây béo phì.
  • Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ  cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay vì để trẻ ngồi một chỗ chơi điện tử hoặc xem tivi.
  • Lập một bảng chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm đường, chất béo… tạo cho trẻ ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
  • Nên dung sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa bột nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
  • Khi trẻ bị mắc béo phì phụ huynh nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ. Nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì.
  • Giảm cân là việc không phải dễ dàng gì, ngay cả người lớn chúng ta nhận thức được mà còn chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng tập luyện, vì thế nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh béo phì, hãy mang bé đến bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để được tư vấn và khám chữa bệnh . Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trang thiết bị hiện đại Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn luôn mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho quý khách hàng

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BÉO PHÌ TỚI SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
20/04/2017

CHUYÊN ĐỀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH BÉO PHÌ TỚI SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ xơ vữa và thuyên tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, thừa cân béo phì gây các biến chứng thuộc về chuyển hóa, nội tiết như kết quả nghiên cứu nêu trên. Thừa cân béo phì xảy ra cùng với hội chứng chuyển hóa, là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2, đi kèm các rối loạn lipid máu như tăng triglycerid máu, tăng LDL và giảm HDL, do đó làm tăng nguy cơ tim mạch. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và lao động của các em.

CHUYÊN ĐỀ BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
19/04/2017

CHUYÊN ĐỀ BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN  BÉO PHÌ Ở TRẺ NHỎ

Công cụ đăng tải: Website, facebook

Ngày đăng tải:

Biên soạn:Lê Thanh

Theo số liệu thống kê, tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng 7 năm, tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3-4 lần.

Hiện nay, theo các cuộc điều tra dinh dưỡng cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và thể nhẹ cân ở trẻ em và học sinh giảm đáng kể so với thời gian trước. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì lại gia tăng rất nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh, theo điều tra, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2002-2009), tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học đã tăng gấp 3-4 lần. Tại Hà Nội, nghiên cứu năm 2011 trên hơn 3.000 học sinh Tiểu học nội thành cho thấy gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng đã nghiêng hẳn về phía thừa dinh dưỡng với 23,4% học sinh bị thừa cân và 17,3% học sinh bị béo phì, so với 2,4% học sinh bị thấp còi và 2% học sinh bị gầy còm.

                                       ( Nguồn từ  website của Bộ y tế - cục y tế sự phòng)

Trẻ bị béo phì do các nguyên nhân sau:

  • Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
  • Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
  • Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
  • Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
ỨNG DỤNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU (PRP) TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP
18/04/2017

ỨNG DỤNG HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU (PRP) TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP

Các bệnh lý về xương  khớp là bệnh  mạn tính rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau và giảm, mất khả năng vận động. Việc điều trị bệnh hiện nay là một gánh nặng về  kinh tế cho cá nhân người bệnh nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiểu được vấn đề đó,  Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn đã ứng dụng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu vào chữa trị xương khớp. Đây là tin vui cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lí về xương khớp tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết và giảm bớt gánh nặng về kinh tế.

PRP ( platelets Rich Plasma) là liệu pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu vào điều trị, nó giúp kích thích chữa lành những vết thương do chấn thương gân cơ và viêm xương khớp tự nhiên mà bệnh nhân không cần phải phẫu thuật . PRP là một phương pháp điều trị mới nhưng đem lại hiệu quả rất cao trong Chấn thương chỉnh hình.

Phương pháp này sẽ lấy máu của chính bệnh nhân sau đó tiến hành li tâm tách huyết tương để lọc lấy tiểu cầu sau đó phần huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm ngược trở lại cơ thể  sẽ có tác dụng phóng thích các protein ( còn gọi là yếu tố tăng trưởng) từ đó kích thích chữa lành mô.

 

Phương pháp này được ứng dụng trong khám và điều trị các vết thương do:  Thoái hóa khớp, viêm xương khớp; Chấn thương thể thao; Viêm mõm trên lồi cầu ngoài hoặc trong;Viêm lồi củ chày ;Viêm cân gan chân, viêm gót chân; Rách chóp xoay, rách sụn chêm; Chậm hoặc không liền xương; Loét bàn chân do tiểu đường.

 

Phương pháp PRP có các ưu điểm sau:

  • Là phương pháp điều trị khớp hiệu quả, an toàn tuyệt đối , tương thích sinh học 100%.
  • Gia tăng sự tái tạo mô mềm và xương..
  • Tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết.
  • Chi phí hợp lí, phương thức hiện đại, đơn giản.
  • Bệnh nhân không cần phải chuẩn bị trước .
  • Chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi lần điều trị.
  • Đã được FDA chuẩn y.

Với các ưu điểm nổi bật trên, khi mắc các bệnh lý về xương khớp , bạn hãy đến ngay bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài gòn để được các bác sĩ tư vấn, khám và chữa bệnh. Với đội ngũ Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, phương tiện kĩ thuật hiện đại BệnhViện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn luôn là địa chỉ uy tín, chất lượng để khách hàng tin tưởng.

CHUYÊN ĐỀ TAY- CHÂN- MIỆNG KỲ 4: CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH
17/04/2017

CHUYÊN ĐỀ TAY- CHÂN- MIỆNG KỲ 4: CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH

Phụ huynh lưu ý, khi chăm sóc tại nhà cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng thường là sốt hơn 2 ngày, sốt trên 39 độ khó hạ, nôn ói nhiều...  Khi  bé có các  dấu hiệu trên phụ huynh nên đưa bé tới các trung tâm y tế,  bệnh viện gần nhất để khám theo dõi và điều trị kịp thời.

Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM khuyến cáo để phòng bệnh cần thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng. Vệ sinh hàng  ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng và nơi sinh hoạt của trẻ. Không đưa trẻ đang nghi ngờ bệnh đến trường, và cần phải phối hợp với các Trung tâm y tế, Bệnh viện để theo dõi diễn tiến các triệu chứng của bé.

CHUYÊN ĐỀ TAY CHÂN MIỆNG KỲ 4: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH
15/04/2017

CHUYÊN ĐỀ TAY CHÂN MIỆNG KỲ 4: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH

Vaccine phòng bệnh?

 

Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn.

Vì vậy để phòng bệnh cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

Cách ly theo nhóm bệnh.

Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá

CHUYÊN ĐỀ TAY CHÂN MIỆNG KỲ 3: CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẦN PHẢI ĐƯA TRẺ NHẬP VIỆN NGAY
15/04/2017

CHUYÊN ĐỀ TAY CHÂN MIỆNG KỲ 3: CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM CẦN PHẢI ĐƯA TRẺ NHẬP VIỆN NGAY

Tác nhân gây bệnh Tay chân miệng thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Virut lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.

 

 

Virut xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển  rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện những dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đi khám và nhập viện ngay.  Bởi nếu không được điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong chỉ trong vòng vài giờ.

-Da nổi bông, mạch đập nhanh nhưng không sốt cao

- Sốt cao liên tục khó hạ kèm với nôn ói       

- Nghi ngờ có biến chứng thần kinh (giật mình, run chi, chới với, bứt rứt, ngủ gà, co giật, hôn mê…)       

- Thở khó, thở nhanh, thở không đều       

- Tim nhanh, tay chân lạnh, thay đổi màu sắc da (xanh tái hoặc tím)       
PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI
14/04/2017

PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI

Đứt dây chằng chéo trước là loại chấn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân chính là do: chấn thương thể thao, tai nạn giao thông , tai nạn sinh hoạt... và 50% những tổn thương do dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương. Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động của khớp gối sau này.
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
14/04/2017

PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG TRƯỚC BẰNG DÂY CHẰNG MẮT SAU TRONG CHẤN THƯƠNG

Đứt dây chằng chéo trước là loại chấn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân chính là do: chấn thương thể thao, tai nạn giao thông , tai nạn sinh hoạt... và 50% những  tổn thương do dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương dây  chằng chéo sau và phù tủy xương. Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM THẤM NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHỮA TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG
14/04/2017

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM THẤM NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHỮA TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn vừa triển khai phương pháp điều trị mới bằng thủ thuật tiêm thấm ngoài màng cứng để kháng viêm, giảm đau vùng cột sống và rễ cột sống ở cổ. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân bị đau do thoái hóa cột sống lưng chưa có cơ hội phẫu thuật . Bệnh nhân là ông N.N.Đ sinh năm 1966 ngụ tại Châu Phú- An Giang được đưa đến phòng cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn trong tình trạng đau vùng cổ lan xuống phần cánh tay trái làm cho bệnh nhân khó chịu khi vận động, có cảm giác bị trặc cổ phía sau, tê tay trái khi ngủ và giấc ngủ không sâu, không thẳng giấc. Kết quả MRI kết luận: Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ; Phức hợp gai xương đĩa đệm ( Bilateral disc- osteophytecomplex) C5/6 chèn ép mặt trước bao ngoài màng cứng, chèn ép ngách bên hẹp nhẹ lỗ liên hợp trái, chèn ép nhẹ rễ thần kinh C6 bên trái ; Phức hợp gai xương đĩa đệm ( Bilateral disc- osteophytecomplex) C6/7 chèn ép mặt trước bao ngoài màng cứng, chèn ép ngách bên trái lớn hơn bên phải , hẹp lỗ liên hợp trái, chèn ép rễ thần kinh C7 bên trái lớn hơn bên phải. Đây là một trường hợp đau rễ thần kinh cột sống cổ từ C5 tới C7. Điều trị thông thường với thuốc kháng viêm không đáp ứng được và kéo dài nhiều năm . Sau khi xem xét và hội chẩn các Bác sĩ trong khoa Chấn thương chỉnh hình quyết định thực hiện thủ thuật tiêm thấm ngoài màng cứng để kháng viêm, làm giảm đau vùng cột sống và rễ cột sống cổ do BS. Phó Giám Đốc chuyên môn Lê Phước Pha thực hiện. Sau thủ thuật, sức khỏe của ông N.Đ đang dần ổn định và hiện đang nằm dưỡng bệnh và theo dõi tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn. Theo ông N.Đ kể lại: Ông có tiền sử đau cánh tay trái hơn năm tháng . Căn bệnh khiến ông cảm thấy khó chịu khi vận động, gập xoay ngửa cổ thì bị đau lên thêm phần ngực trái, vai trái và cánh tay trái. Sau một thời gian dài sống chung với sự dày xéo của căn bệnh, ông N.Đ được người nhà chuyển lên Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để chữa trị. Ông tâm sự : “Đây là lần đầu tiên tôi đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn, tôi thấy các Bác sĩ làm nhanh nhẹn, nhẹ nhàng , vui vẻ nhiệt tình, chất lượng bệnh viện rất tốt. Bây giờ tôi thấy khỏe hơn trước nhiều, không còn cảm giác đau như trước . Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới tập thể các cán bộ nhân viên bênh viện và đặc biệt là ekip thực hiện ca thu cho tôi chiều nay. Xin chúc bệnh viện ngày càng phát triển hơn nữa”
dathongbao