Giới thiệu về chúng tôi
banner

ĐỘT QUỴ NÃO - NGUY CƠ ĐẾN TỪ BỆNH TIM MẠCH

, 13/08/2016, 12:55 GMT+7

Hiện nay, nhiều ca tử vong xảy ra phần lớn là do bị đột quỵ não. Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Hậu quả là phần não có liên quan bị tổn thương không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.  Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh?  Và cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ xảy ra?

1. Nguyên nhân gây đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính say đây:

  • Do tắc mạch máu não: Cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vữa động mạch , huyết tắc do bệnh tim (ví dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
  • Do vỡ mạch máu não: Tăng huyết áp, vỡ phình động mạch não.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ít gặp như : viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch, bệnh tiểu cầu …

                                       Nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân gây đột quỵ

2. Đối tượng có khả năng mắc bệnh lý đột quỵ là ai?

Theo Bác sĩ "Dương Hoàng Ngọc" – Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn thì bệnh thường gặp ở những đối tượng:

  • Tăng huyết áp: Là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Đặc biệt là rung nhĩ, bệnh mạch vành, bệnh van tim.
  • Đái tháo đường
  • Tiền căn đột quỵ hay có cơn thiếu máu não thoáng qua.
  • Âm thổi động mạch cảnh không biểu hiện triệu chứng.
  • Hút thuốc lá: Đây là yếu tố làm tăng cao nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý khác như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp...
  • Béo phì, tăng cholesterol, tăng mỡ máu
  • Rối loạn chức năng đông máu
  • Ít vận động
  • Uống nhiều rượu
  • Tuổi cao: Khả năng bị đột quỵ gia tăng theo tuổi, đặc biệt ở người trên 60 tuổi.
  • Tiền căn gia đình có người bị đột quỵ
  • Nam giới: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ hơn nữ giớ

3. Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít những triệu chứng báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện như:

  • Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể)
  • Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể
  • Loạn vận ngôn (nói năng khó khăn hoặc nói đớ)
  • Rối loạn ngôn ngữ (khó nói ra được từ hoặc khó hiểu được những điều đang nói)
  • Khó nuốt hoặc nuốt sặc
  • Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế)
  • Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng
  • Thay đổi về nhận thức (các vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề hoặc kết hợp tất cả những khả năng này)
  • Thay đổi hành vi (thay đổi tính cách, có ngôn ngữ và hành động không thích hợp).

4. Diễn tiến và di chứng:

Sau khi đã mắc bệnh sẽ để lại rất nhiều di chứng về sau, có rất ít người may mắn hồi phục hoàn toàn sau thời gian dài chữa trị.

  • Khoảng 20 % tử vong trong vòng 1 tháng, 5 % – 10 % trong vòng 1 năm.
  • Khoảng 10 % hồi phục không di chứng
  • 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được
  • 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt
  • 15-25% phải phục vụ hoàn toàn của người khác.

- Biến chứng, di chứng: Viêm phổi, loét do nằm lâu, liệt nửa người.

- Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: Giảm ý thức, tăng tiết đờm dãi, sốt cao ngay từ ngày đầu.

5. Cần phải làm gì để phòng ngừa đột quỵ xảy ra?

Chúng ta cần phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như:

  • Kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát tốt đường huyết( Uống thuốc đều và tái khám định kỳ).
  • Thực hiện lối sống lành mạch: không thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn và nước có ga, tập thể dục
  • Tập thoái quen ăn uống có lợi cho sức khỏe: ăn nhiều rau quả, thịt gà và cá, bớt ăn thịt đỏ (heo hoặc bò), ít dầu mỡ, ít cholesterol, ít muối.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, đặc biệt người trên 50 tuổi và có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ
  • Siêu âm tim, đo điện tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không.
  • Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh, siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch.
  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu não(MRI), chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.

                    Thực hiện lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đột quỵ

Thực hiện lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đột quỵ

 

Kết luận: Khi xảy ra đột quỵ cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Tại nhà: Đối với người bị tai biến mạch máu não, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng. Vì vậy, khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng gọi ngay cho đội cấp cứu và đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

                           cYp_cYu

Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị

Nếu gặp những dấu hiệu trên bạn hãy gọi đến ngay đội cấp cứu của BỆNH VIỆN ĐA KHOA – TÂM TRÍ SÀI GÒN để được tư vấn kịp thời. Với đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm và nhiều thiết bị y tế hiện đại được trang bị, chúng tôi luôn tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp bạn nói không với bệnh tật.

 


kimngoc
dathongbao