Giới thiệu về chúng tôi
banner

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - HỎI VÀ TRẢ LỜI

Thursday, 18/10/2018, 15:02 GMT+7

  1. Bệnh Tay Chân Miệng là gì?

    Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh truyền nhiễm, do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxsackie viruses Entero virus 71 gây ra. Bệnh Tay Chân Miệng có thể gây thành dịch lớn.

  1. Bệnh Tay Chân Miệng thường gặp ở lứa tuổi nào?

   Bệnh Tay Chân Miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, Bệnh Tay Chân Miệng có thể gặp ở trẻ lớn hơn khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn.

  1. Bệnh Tay Chân Miệng thường xảy ra vào thời điểm nào trong năm?

   Bệnh Tay Chân Miệng thường gặp vào mùa hè đến mùa thu (tăng cao vào tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12), mặc dù có thể xảy ra rải rác trong năm.

  1. Các yếu tố nguy cơ mắc Bệnh Tay Chân Miệng?

   Trong những năm gần đây, Bệnh Tay Chân Miệng thường gặp ở các nước Đông Nam Á. Bệnh thường gặp nhiều và lây lan ở trường học, nơi giữ trẻ, gia đình nhiều trẻ em và vùng nông thôn, ngoại ô các thành phố lớn.

  1. Trẻ bị Bệnh Tay Chân Miệng thường kéo dài bao lâu?

   Bệnh Tay Chân Miệng thường tự giới hạn trong 7-10 ngày, một số trẻ bị Bệnh Tay Chân Miệng có biến chứng nguy hiểm có thể kéo dài hơn hoặc tái phát.

  1. Trẻ có thể bị nhiều lần Bệnh Tay Chân Miệng không?

   Bệnh Tay Chân Miệng do nhiều tuýp virus gây ra, trẻ có thể mắc Bệnh Tay Chân Miệng nhiều lần.

  1. Các biến chứng của Bệnh Tay Chân Miệng?

   Bệnh Tay Chân Miệng có thể gây loét vòm họng nặng, gây đau đớn, ăn uống kém. Một số trường hợp có biến chứng nặng hơn như biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp dẫn đến tử vong.

  1. Biến chứng thần kinh trong Bệnh Tay Chân Miệng?

    Bệnh Tay Chân Miệng gây ra bởi Entero virus 71 thường có tỉ lệ biến chứng thần kinh cao hơn, bao gồm viêm não, màng não vô khuẩn, viêm não tủy cấp tỉnh, hội chứng Guillain-Barre, tăng áp nội sọ… những biến chứng thần kinh này do đáp ứng miễn dịch và/ hoặc độc tính của virus lên chất xám của não bộ.

  1. Bệnh Tay Chân Miệng thường gặp ở trẻ trai hay gái?

   Hầu hết báo cáo đều chỉ ra rằng Bệnh Tay Chân Miệng không có liên quan đến giới tính. Một số dữ liệu dịch bệnh được khảo sát có ưu thế ở trẻ nam hơn (1,2-1,3 nam : 1 nữ) (có t hể do chênh lệch giới tính trong cộng đồng).

  1. Thời gian ủ bệnh của Bệnh Tay Chân Miệng?

   Bệnh Tay Chân Miệng có thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian trẻ bị nhiễm virus nhưng chưa có biểu hiện bệnh) trong khoảng 1 tuần, sau đó là thời gian phát bệnh (nổi hồng ban bóng nước ở tay, chân, loét vòm họng…)

  1. Các biểu hiện của Bệnh Tay Chân Miệng?

   Bệnh Tay Chân Miệng thường gặp các triệu chứng sốt, đau họng, biếng ăn, khó ngủ, quấy khóc, nổi bóng nước ở tay, chân, có thể kèm tiêu chảy, nôn ói. Các biểu hiện nặng hơn như giật mình chới với, run chi, trợn mắt, đi loạng cho ạng, co giật, thở nhanh, rút lõm ngực… một số trẻ mắc Bệnh Tay Chân Miệng có thể có các triệu chứng không điển hình (thường gây ra bới Entero virus 71) có tỉ lệ biến chứng nặng cao hơn.

  1. Theo dõi và điều trị Bệnh Tay Chân Miệng?

   Điều trị Bệnh Tay Chân Miệng thường là điều trị hỗ trợ. Trẻ cần được đảm bảo đủ lượng nước để ngăn tình trạng mất nước do ăn uống kém. Nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, nguội. Hạ sốt bằng Acetaminophen hoặc Ibuprofen.Có thể dùng kèm các thuốc giảm đau do loét vòm họng như nước súc miệng hoặc chai xịt. Một số trẻ mắc Bệnh Tay Chân Miệng nặng có biên chứng có thể cần điều trị bằng Immunoglobulin và/ hoặc Milrinone kèm theo các điều trị hỗ trợ về tuần hoàn, hô hấp và các rối loạn khác nếu có.

  1. Theo dõi và điều trị ngoại trú Bệnh Tay Chân Miệng?

   Trẻ mắc Bệnh Tay Chân Miệng nhẹ có thể điều trị ngoại trú, tuy nhiên cần theo dõi sát các triệu chứng, biến chứng nặng của bệnh và tái khám theo lịch. Các triệu chứng lâm sàng thường được cải thiện sau 3-5 ngày; tổn thương da và niêm mạc thường hết sau 7 – 10 ngày. Trẻ bị Bệnh Tay Chân Miệng có thể tiếp tục thải virus qua phân trong nhiều tuần tiếp theo.

  1. Tiên lượng trẻ mắc Bệnh Tay Chân Miệng?

   Phần lớn trẻ mắc Bệnh Tay Chân Miệng có tiên lượng tốt, phục hồi hoàn toàn và không để lại di chứng về sau.

  1. Phòng Bệnh Tay Chân Miệng?
  • Hiện tại chưa có vắc xin phòng Bệnh Tay Chân Miệng. Phòng Bệnh Tay Chân Miệng bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng (sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt…).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
  • Cách ly trẻ bị Bệnh Tay Chân Miệng (trong tuần đầu tiên), hạn chế lây lan ra cộng đồng.

 

Tài liệu tham khảo:

  • Medscape
  • Uptodate
  • PhácđồđiềutrịBệnhviệnNhiĐồng 1 (2013)

BS. Trần Ngọc Huy
TAG:
dathongbao