Bác sĩ thường trực 0901 696 115
Hotline CSKH 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi

VI KHUẨN HP LÀ GÌ? VI KHUẨN HP CÓ TỰ HẾT KHÔNG

Thứ ba, 15/10/2024, 06:20 GMT+7

Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có tự hết không

Vi khuẩn HP là gì

Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trong dạ dày con người bằng cách tiết ra enzyme Urease giúp nó trung hòa acid dạ dày. Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, chúng âm thầm phát triển và tấn công niêm mạc dạ dày mà không ra bất kỳ triệu chứng nào, khiến cho nhiều người nhiễm khuẩn HP mà không hề hay biết. Vậy nên có rất nhiều người lo lắng vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không.

viem-da-day-hp-la-gi

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính có thể tiến triển thành loét dạ dày, tá tràng và thậm chí là ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, cứ 100 người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thì có 1 người có nguy cơ mắc ung thư. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm khuẩn HP cao với ước tính hơn ⅔ dân số mắc phải.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày

Vi khuẩn HP dạ dày cư trú trong dạ dày và tấn công lớp niêm mạc. Niêm mạc dạ dày là lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn và tác động kích thích của axit dạ dày. Khi lớp bảo vệ này bị tổn thương và không thể tự lành sẽ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày HP. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy một số triệu chứng như:

  • Đau thượng vị, đặc biệt là khi bụng đói hoặc sau khi ăn
  • Đầy hơi, chán ăn, ăn không tiêu
  • Thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa
  • Hay ợ, ợ hơi, ợ chua
  • Sụt cân bất thường

Đối trường hợp nhiễm HP lâu năm, niêm mạc có thể bị tổn thương nghiêm trọng, gây loét dạ dày, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng rõ rệt như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân lẫn máu tươi… Nếu gặp phải các triệu chứng nguy hiểm này hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn HP, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường khó nhận biết. Do đó, cách tốt nhất để xác định bạn có nhiễm HP dạ dày hay không đó là đến thăm khám tại bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán dưới đây.

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày người bệnh để đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày đồng thời lấy mẫu mô sinh thiết để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP.
  • Test hơi thở: Đây là phương pháp không xâm lấn, đơn giản và chính xác nhất. Xét nghiệm cho kết quả HP dương tính chứng tỏ sự hiện diện của vi khuẩn này trong dạ dày người bệnh.
  • Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP dạ dày được đào thải ra bên ngoài ra phân. Do đó, xét nghiệm phân tìm kiếm kháng nguyên có thể phát hiện bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể phân tích phản ứng chuỗi polymerase trong phân để phát hiện các đột biến kháng thuốc kháng sinh, hỗ trợ quá trình điều trị HP.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này ít được sử dụng hơn vì kết quả không thể xác định chính xác tình trạng nhiễm khuẩn hiện tại hay đã từng nhiễm trong quá khứ.

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào

Điều trị vi khuẩn HP thường được chỉ định trong các trường hợp viêm dạ dày HP dương tính, loét dạ dày tá tràng, thiếu máu hoặc các đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Phương pháp điều trị chủ yếu sử dụng thuốc theo phác đồ cùng với theo dõi sát sao của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh: Để tiêu diệt vi khuẩn HP và ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc, bác sĩ thường chỉ định sử dụng cùng lúc tối thiểu 2 loại thuốc kháng sinh. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm amoxicillin, clarithromycin, metronidazole…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này có công dụng giảm tiết axit dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP. Các thuốc PPI phổ biến như omeprazole, lansoprazole.
  • Hoạt chất bismuth subsalicylate: Các loại thuốc chứa hoạt chất này có khả năng tạo ra một lớp màng bao phủ và bảo vệ các vết loét khỏi axit dạ dày. Do đó, chúng thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như gây buồn nôn, nôn mửa, chán ăn… Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn HP đồng thời có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây ra một số vấn đề tiêu hóa tạm thời như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân đen.

Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và tái khám định kỳ để đảm bảo vi khuẩn HP đã được loại bỏ hoàn toàn.

Giải đáp các thắc mắc về vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP có tự hết không?

Nhiễm khuẩn HP dạ dày không thể tự hết mà cần điều trị bằng phác đồ kết hợp tối thiểu 2 loại thuốc kháng sinh. Người bệnh cần sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng được bác sĩ chỉ định và tái khám sau khi hết đợt điều trị để kiểm tra kết quả. Đồng thời, người bệnh nên thay đổi lối sống khoa học và áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng tức thời, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và ngăn ngừa tái phát.

Vi khuẩn HP có tái phát không?

Vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng tái phát nếu không được tiêu diệt hoàn toàn. Sau một thời gian, chúng có thể phát triển trở lại trong dạ dày. Bên cạnh tái phát, tình trạng tái nhiễm HP có thể xảy ra khi tiếp xúc với nguồn lây mới từ môi trường sống hoặc từ người khác.

Nguyên nhân gây tái nhiễm, tái phát vi khuẩn HP chủ yếu là do người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị hoặc không điều chỉnh lối sống phù hợp. Để giảm nguy cơ, người bệnh cần:

  • Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện tái khám để kiểm tra xem vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn chưa.
  • Giữ vệ sinh ăn uống, hạn chế ăn chung, sử dụng chung vật dụng cá nhân.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện thường xuyên.

marketing
TAG:
dathongbao