Thứ ba, 26/11/2024, 10:39 GMT+7
Sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua vì không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Khi số lượng và kích thước sỏi mật tăng dần có thể gây ra những triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Từ đau bụng dữ dội, khó tiêu, đến các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật hay viêm tụy cấp. Hãy cùng Tâm Trí Sài Gòn tìm hiểu sỏi túi mật là gì để từ đó biết cách nhận biết, điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm dưới gan, có hình dạng giống quả lê. Chức năng chính của túi mật là lưu trữ dịch mật do gan sản xuất để phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa. Ở người trưởng thành, túi mật có màu xanh xám với chiều dài từ 7 - 10cm và đường kính 4cm khi chứa đầy dịch mật.
Túi mật là cơ quan lưu trữ dịch mật để phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa
Dịch mật là một hỗn hợp bao gồm các thành phần chính là cholesterol, bilirubin và muối mật. Sự mất cân bằng giữa các thành phần này là nguyên nhân hình thành nên các tinh thể rắn bên trong túi mật hay còn gọi là sỏi túi mật. Những viên sỏi này có thể nhỏ như hạt cát hoặc lớn đến vài centimet, gây cản trở dòng chảy của dịch mật, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như viêm túi mật, thủng túi mật…
Sỏi túi mật được phân loại dựa trên thành phần chính:
Sỏi túi mật là những viên rắn hình thành bên trong túi mật
Sỏi túi mật hình thành do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, bao gồm các tình trạng phổ biến như:
Sỏi túi mật có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng có một số nhóm đối tượng và yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi như:
Sỏi túi mật thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, đặc biệt khi sỏi còn nhỏ và số lượng ít. Nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, khi sỏi lớn dần hoặc gây tắc nghẽn ống mật, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Đau thượng vị hoặc đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp ở người bị sỏi mật
Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi túi mật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Để chẩn đoán sỏi túi mật, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp sau:
Việc điều trị sỏi túi mật phụ thuộc vào kích thước, số lượng sỏi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các biến chứng kèm theo. Các phương pháp phổ biến bao gồm:
Điều trị nội khoa áp dụng cho những trường hợp sỏi mật nhỏ và không gây triệu chứng hoặc đối với những bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, các phương pháp này đem lại hiệu quả tương đối hạn chế, sỏi mật vẫn có nguy cơ tái phát. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi và điều trị kéo dài, có thể là suốt đời. Một số phương pháp điều trị sỏi mật không cần phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng phổ biến nhất là phẫu thuật cắt túi mật. Sau khi cắt bỏ túi mật, dịch mật sẽ vận chuyển trực tiếp từ gan thông qua ống gan và ống mật chủ đến thẳng tá tràng. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cắt túi mật bằng một trong hai phương pháp như sau:
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là lựa chọn tối ưu cho điều trị sỏi túi mật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nhận thấy thay đổi tạm thời trong thói quen đại tiện như đi ngoài thường xuyên hơn hoặc phân mềm hơn. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp có thể gặp biến chứng, nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiễm trùng đường mật. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng và đảm bảo hồi phục tốt.
Để phòng ngừa sỏi túi mật, điều quan trọng là cần xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và tuân thủ lối sống lành mạnh, đồng thời chủ động kiểm soát các tác nhân nguy cơ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ bị sỏi mật:
Bên cạnh ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sỏi túi mật
Bạn nên đi khám bác sĩ khi cảm thấy đau bụng kéo dài, cơn đau tăng dần theo thời gian, kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, vàng da hoặc rối loạn tiêu hóa liên tục. Những triệu chứng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng. Dù nguyên nhân là gì, đây đều là dấu hiệu cảnh báo bạn cần thăm khám sớm.
Mặc dù hiếm, trẻ em vẫn có thể mắc sỏi túi mật, đặc biệt khi có các yếu tố nguy cơ như bệnh lý di truyền hoặc nhiễm trùng.
Sỏi túi mật có thể tái phát nếu điều trị không loại bỏ túi mật, đặc biệt khi người bệnh không duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sau điều trị. Vì vậy, phương pháp điều trị sỏi tối ưu nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa sau phẫu thuật.
Sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi sỏi mật gây triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, sốt, nôn, buồn nôn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu hiệu bất thường và điều trị hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng sỏi túi mật nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Để đặt lịch thăm khám với các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại BVĐK Tâm Trí Sài Gòn, hãy liên hệ qua HOTLINE 0974.508.479 hoặc nhắn tin qua Fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn.