Thursday, 03/10/2024, 13:18 GMT+7
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đau bụng âm ỉ sau khi ăn hay thường xuyên ợ hơi, ợ chua có thể là triệu chứng viêm loét dạ dày. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề này, đừng chủ quan mà hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đồng thời hãy tự trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để biết cách phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả hơn.
Viêm loét dạ dày hay loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây sưng viêm và hình thành các vết loét. Ban đầu, các vết loét nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi vết loét trở nên lớn hơn, ăn sâu vào mô và gây triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét
Viêm loét dạ dày bao gồm 2 giai đoạn phát triển là viêm loét cấp tính và mãn tính.
>> Tìm hiểu thêm: Ung thư gan là gì?
Viêm loét dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 2 nguyên nhân sau:
Ngoài ra, viêm loét dạ dày có thể do một số nguyên nhân ít phổ biến hơn:
Căng thẳng quá mức kích thích dạ dày tiết axit gây viêm loét dạ dày
Các triệu chứng viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị. Tùy vào tình trạng vết loét, bệnh nhân có thể trải qua những triệu chứng sau:
Nếu cơ thể bạn đang có một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày như trên, hãy đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Mặc dù các dấu hiệu viêm loét dạ dày ban đầu có thể nhẹ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nguy hiểm hơn còn đe dọa đến tính mạng.
Nhiều người băn khoăn liệu viêm loét dạ dày có nguy hiểm không hay viêm loét dạ dày có thể gây ra những biến chứng gì. Trên thực tế, viêm loét dạ dày cấp tính không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách kết hợp phác đồ của bác sĩ và biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tại nhà. Song, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị. Các biến chứng viêm loét dạ dày thường gặp bao gồm:
Viêm loét dạ dày mãn tính có khả năng gây các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, hẹp vị hậu môn, ung thư dạ dày
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý dạ dày phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên có một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:
Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để phát hiện các tổn thương lớp niêm mạc. Bằng cách sử dụng ống nội soi có gắn camera, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp lớp niêm mạc dạ dày, xác định chính xác các vết loét và thực hiện những can thiệp cần thiết như cầm máu. Trong khi nội soi, bác sĩ tiến hành lấy mẫu sinh thiết để xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP và loại trừ các tác nhân nghi ngờ khác như ung thư.
Tuy nhiên, nội soi dạ dày có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP nếu đơn vị thực hiện không tuân thủ các quy định an toàn. Vì vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín với quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ là vô cùng quan trọng.
Dịch vụ nội soi dạ dày tại BVĐK Tâm Trí Sài Gòn đem đến sự yên tâm cho người bệnh
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày chất lượng cao được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại. Quy trình nội soi được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn khắt khe, thiết bị và dụng cụ được vô khuẩn, đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác.
Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét. Xét nghiệm máu, hơi thở hoặc phân là các cách để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn này.
Nếu xác định viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP mà bác sĩ xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương thực tế. Phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc có Levofloxacin. Đồng thời, người bệnh cũng được yêu cầu ngừng sử dụng các loại thuốc NSAID (nếu được) để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ do thuốc gây ra như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Các triệu chứng này sẽ biết mất sau khi kết thúc liệu trình điều trị nhưng nếu gặp phải triệu chứng bất thường hoặc khó chịu cực độ, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để đưa ra biện pháp phù hợp hơn.
Phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp các triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dù vậy, bệnh nhân vẫn phải sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, không tự ý giảm liều hay ngưng uống thuốc. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ vi khuẩn chưa được loại bỏ hết hoặc gây ra tình trạng nhờn, kháng thuốc.
Can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật được chỉ định trong một số tình huống nhất định, cụ thể như sau:
Đối với người bị viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát. Vậy người bệnh nên ăn gì và kiêng gì?
Rau củ quả tươi bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, xây dựng cho mình những thói quen sau cũng góp phần giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày có thể tự khỏi được không là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh quan tâm. Câu trả lời còn phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương và điều kiện sức khỏe tổng quát. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc căng thẳng, các triệu chứng viêm loét dạ dày có thể tự khỏi sau khi điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh được chữa khỏi hoàn toàn và phòng ngừa tái phát, người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám bác sĩ nếu như phát hiện dấu hiệu bất thường.
Tình trạng viêm loét dạ dày nếu điều trị bằng phương pháp nội khoa không cải thiện, vết loét không lành buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Trường hợp viêm loét dạ dày phải mổ thường là do bệnh đã chuyển biến nặng, các vết loét lan rộng và xâm lấn sâu vào trong mô hoặc gây biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, hẹp môn vị…
Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng và vị trí vết loét, tuổi tác và sức khỏe tổng quát của người bệnh… Tóm lại, để hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày diễn tiến nặng phải can thiệp phẫu thuật, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đáng ngờ, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày HP dương tính là tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Sau khi nội soi dạ dày phát hiện các vết loét, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm để xác định vi khuẩn HP có phải là nguyên nhân không.
Viêm loét dạ dày HP là tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra
Các phương pháp phổ biến được dùng để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP gồm có xét nghiệm máu, hơi thở hoặc phân. Nếu kết quả dương tính, tức là vi khuẩn HP đang tồn tại trong dạ dày, còn âm tính nghĩa là không có. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân.
Siêu âm không thể phát hiện tình trạng viêm loét dạ dày. Mặc dù siêu âm bụng có thể cung cấp thông tin tổng quan về các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, bao gồm dạ dày nhưng nó không thể hiện rõ được tổn thương của niêm mạc dạ dày.
Hiện nay, phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày và loét dạ dày tối ưu nhất là nội soi dạ dày. Nội soi cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp lớp niêm mạc dạ dày và xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương của các vết loét. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để kiểm tra nguyên nhân gây viêm, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến hình thành vết loét. Đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua và cảm giác đầy bụng, khó tiêu là các triệu chứng viêm loét dạ dày điển hình. Những triệu chứng này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày.
Việc thăm khám, phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và thời gian điều trị bệnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng đáng ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện các biện pháp chẩn đoán như nội soi dạ dày.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, chúng tôi cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày với quy trình an toàn, thiết bị hiện đại, đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác. Với nội soi kết hợp gây mê, người bệnh hoàn toàn không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Ngoài ra, dịch vụ nội soi tại bệnh viện còn áp dụng bảo hiểm y tế, giúp người bệnh yên tâm hơn về chi phí điều trị.
Liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE 0974.508.479 hoặc nhắn tin qua Fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn để đặt lịch khám hoặc hỗ trợ tư vấn nhanh nhất!