Viêm Mũi Dị Ứng

, 30/03/2024, 19:00 GMT+7

1. ĐỊNH NGHĨA

          Viêm mũi dị ứng là bệnh của di truyền miễn dịch; là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên). Khi niêm mạc mũi của người bị viêm mũi dị ứng tiếp xúc với dị nguyên thì gây nên phản ứng quá mẫn và hậu quả là xuất hiện các triệu chứng: nhảy mũi, ngứa mũi, chảy mũi trong và nghẹt mũi.

Triệu chứng dị ứng tái diễn không có qui luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên là bệnh xuất hiện.

2. NGUYÊN NHÂN

Các loại dị nguyên

- Dị nguyên đường thở: bụi nhà, Acarien, biểu bì, lông súc vật, phấn hoa,...

- Dị nguyên thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa,...).

- Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại, nhất là penicilline, aspirine, vaccine.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1 Tiền sử dị ứng

Tiền sử gia đình: cha mẹ, anh chị em, con, họ hàng có người mắc bệnh dị ứng

Tiền sử bản thân: mắc các bệnh như mề đay, hen phế quản, eczema, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phù mặt khi tiếp xúc với hóa chất, sơn.

3.2 Triệu chứng cơ năng

Ngứa mũi, hắt hơi thành từng tràng, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi. Bệnh nhân có thể bị ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng. 30% bệnh nhân bị viêm phế quản. Bệnh trở nên trầm trọng khi thanh quản bị phù nề. Ít khi bị sốc phản vệ. Ngoài cơn tất cả các triệu chứng trên hết hoàn toàn. Một số bệnh nhân có triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, mất ngủ, dễ cáu gắt, nhưng không bị sốt.

3.3 Triệu chứng thực thể

Niêm mạc mũi: nhợt nhạt, ướt, phù nề

Cuốn mũi dưới: phì đại

Cuốn mũi giữa: thoái hóa dạng polype

4. ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Điều trị đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều biện pháp như sau: kiểm soát môi trường, tránh tiếp xúc với dị nguyên, điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng và điều trị bằng miễn dịch giải mẫn cảm.

4.1 Kiểm soát môi trường, tránh tiếp xúc với dị nguyên

Về lý thuyết tránh được dị nguyên là vấn đề tối ưu nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng trên thực tế điều này khó có thể thực hiện.

Một số biện pháp phòng tránh được đề xuất như sau:

· Không nuôi thú cưng trong nhà.

· Nếu có nuôi, cần tắm thú cưng 2 lần/ tuần.

· Sử dụng hệ thống lọc khí tốt.

· Phủ nệm, gối dùng loại không thấm nước; nếu không thì phải giặt mỗi 2 tuần/ lần với nhiệt độ khoảng 500C sẽ giết được mạt bụi nhà.

· Vệ sinh nhà cửa, xe cộ trong mùa phấn hoa để hạn chế tiếp xúc.

· Loại bỏ phấn hoa trên da, tóc khi về nhà.

4.2 Điều trị bằng thuốc

Có nhiều loại thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng như: kháng sinh; steroids dạng uống, dạng xịt; co mạch đường uống, co mạch tại chỗ, kháng histamine dạng uống, dạng xịt; kháng cholinergic; thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào; thuốc kháng leukotriene

4.3 Miễn dịch liệu pháp

Điều trị miễn dịch là phương pháp đưa vào cơ thể bệnh số lượng tăng dần chất chiết xuất từ dị nguyên để đạt được liều hiệu quả là bệnh nhân có thể giảm bớt triệu chứng khi tiếp xúc lại với dị nguyên.


TAG:
dathongbao