Giới thiệu về chúng tôi
banner

VIÊM DA CƠ ĐỊA - SỐNG CHUNG VỚI LŨ

Monday, 28/10/2019, 07:46 GMT+7

Viêm da cơ địa là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ là bước đệm quan trọng quyết định đến hiệu quả chữa trị cuối cùng.

 

Viêm da cơ địa là gì?

     Viêm da cơ địa (chàm) là một bệnh viêm da phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào.  Bệnh thường diễn tiến mạn tính và tái phát theo từng đợt. Bệnh có tính chất gia đình, nghĩa là trong gia đình nếu bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì con cái có khả năng cao cũng sẽ bị viêm da cơ địa.

     Viêm da cơ địa thường đi kèm với các bệnh khác trong nhóm bệnh atopic gồm: dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm da cơ địa và sốt hay.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa là gì?

     Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa rất khác nhau tùy theo độ tuổi và giai đoạn bệnh gồm các biểu hiện sau:

  • Da khô
  • Ngứa với nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là vào ban đêm
  • Nổi mụn nước trên nền hồng ban ở các vị trí đặc trưng theo tuổi như: ở 2 bên má (trẻ nhỏ) vị trí nếp gấp cẳng tay, cẳng chân (trẻ tuổi đi học), ở bàn tay, quanh miệng, quanh mắt (người lớn).
  • Da khô, dày sừng và bong vảy

0_igno_2     0_igno_3

                  Chàm sữa ở trẻ nhỏ                               Viêm da cơ địa ở khủy chân ở trẻ tuổi đi học

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa là gì?

     Bệnh viêm da cơ địa có nguyên nhân từ hai yếu tố đó là yếu tố cơ địa và các yếu tố môi trường. Bệnh thường có tính di truyền và được mã hóa sẵn trong gen nên những người mang gen thường sẽ dễ mắc bệnh này hơn.

     Các yếu tố môi trường gồm: xà phòng, chất tẩy rửa hóa chất, phơi nhiễm với các dị ứng nguyên, nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

0_igno_1

Viêm da cơ địa bàn tay ở người lớn

     Các nguyên nhân trên đưa đến sự thay đổi của hàng rào bảo vệ da khởi phát các đáp ứng dị ứng và phản ứng viêm trên da.

 

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

     Bệnh viêm da cơ địa không nguy hiểm, không lây nhiễm và không thể điều trị dứt điểm. Bệnh hình thành xuất phát từ sự thay đồi khả năng bảo vệ da, đã được quy định sẵn trong gen do đó mọi biện pháp điều trị chỉ mang tính tạm thời nhằm rút ngắn thời gian của bệnh và kéo dài thời gian tái phát.

     Bệnh không liên quan đến máu, hay nóng gan như suy nghĩ của nhiều người. Ngoài gây khó chịu cho bệnh nhân thì bệnh hoàn toàn không nguy hiểm.

 

Điều trị và chăm sóc da khi bị viêm da cơ địa như thế nào?

     Bệnh viêm da cơ địa có thể được điều trị bằng thuốc bôi corticoid, và dưỡng ẩm (Vaseline, dầu dừa, cetaphil, ceredan.. ). Bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ kê toa và hướng dẫn chăm sóc đúng cách nhất.

     Tuy nhiên  bệnh nhân cần lưu ý:

          - Tuyệt đối tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

          - Cách sử dụng thuốc bôi corticoid: chỉ bôi lớp mỏng lên vùng da tổn thương mỗi ngày 2 lần, không nên bôi ngoài vùng chỉ định của bác sĩ. Thời gian bôi cho phép là 2 tuần. Không nên tự ý mua thêm thuốc để bôi khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

          - Thường xuyên bôi dưỡng ẩm 2-4 lần mỗi ngày. Việc bôi dưỡng ẩm không chỉ giúp bạn nhanh chóng vượt qua giai đoạn viêm da mà còn giúp hạn chế tái phát bệnh. Do đó, sau khi da trở về bình thường bệnh nhân nên tiếp tục bôi dưỡng ẩm ngày 2-3 lần.

          - Tránh rửa tay bằng xà phòng (lifebuoy), tránh tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa, tránh ngâm rửa tay chân bằng nước nóng.

          - Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng nếu bị dị ứng với thực phẩm đó. Các loại thực phẩm thường gây dị ứng gồm: thịt bò, hải sản, các loại hạt, thực phẩm lên men…

BS. Phạm Tăng Tùng

---------------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: (028) 6260 1100
Hotline: 0974 508 479
---------------------------------------------------------------
Tư vấn online tại 
Website: http://bvtamtrisaigon.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviendakhoatamtrisaigon/
Khám và tư vấn tại bệnh viện:
171/3 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. HCM


Tài liệu tham khảo
1. https://www.aad.org/public/diseases/eczema/atopic-dermatitis#symptoms
2. https://www.dermnetnz.org/topics/atopic-dermatitis/
3. http://www.bad.org.uk/shared/get-file.ashx?id=69&itemtype=document
4. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273
PHÒNG KHÁM DA LIỄU - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN
dathongbao