Giới thiệu về chúng tôi
banner

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ

Friday, 16/12/2016, 13:30 GMT+7

Tiêm chủng có những lợi ích gì?

  • Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất bằng vắc-xin dự phòng
  • Nhờ tiêm chủng, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng đã giảm đi từ hàng chục đến hàng trăm lần.

Tiêm chủng có thể dẫn đến những tác dụng phụ nào và xử trí ra sao?

Cũng như các loại thuốc, vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ hay còn gọi là phản ứng sau tiêm

  1. Phản ứng nhẹ thường gặp:

Sốt: là phản ứng bình thường của cơ thể với vác-xin, có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Xử lí: tăng cường cho trẻ bú mẹ, uống nhiều nước. Mặc quần áo thoáng mát, lau mát trẻ bằng nước ấm. Khi trẻ sốt trên 38 độ C có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Phản ứng tại chổ: đau, hơi sung đỏ tại chỗ tiêm, thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần. Xử lí: chườm mát tại chổ tiêm.

Dị ứng: có thể là phát ban, ngứa toàn thân… các triệu chứng này thường tự khỏi sau một hoặc vài ngày.

  1. Một số dấu hiệu nặng có thể xảy ra:

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp một số dấu hiệu nặng. Tuy nhiên, những dấu hiệu nặng sau tiêm thường rất hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử lí kịp thời.

Sốt cao trên 39 độ, co giật

Tay chân lạnh, tím tái, thở khó, trẻ bứt rứt, quấy khóc kéo dài, lừ đừ, bỏ bú,…

Lưu ý: Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như trên cần ĐƯA NGAY trẻ tới cơ sở y tế.

Để tiêm chủng cho trẻ an toàn và đạt hiệu quả nên:

  • Tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng để đạt được hiểu quả cao nhất.
  • Mang theo sổ tiêm chủng khi đưa trẻ đi tiêm.
  • Cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ như:  đang bị sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước và đề nghị được các bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.
  • Đề nghị cán bộ y tế thông báo về chủng loại, hạn sử dụng của vác-xin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm.
  • Sau tiêm, nếu cha mẹ vẫn không yên tâm về tình trạng sức khỏe con mình, cần gặp cán bộ y tế để được tự vấn chăm sóc sức khỏe.

chauphong
TAG:
dathongbao