Tuesday, 17/09/2019, 08:00 GMT+7
Nguyên nhân gây chảy máu mũi
Chảy máu mũi là triệu chứng thường gặp do các mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ ra. Những mạch máu này rất mỏng manh và nằm gần bề mặt, càng khiến chúng trở thành mục tiêu của chấn thương.
Nguyên nhân thường gặp: ngoáy mũi, móc mũi hay xì mũi không đúng cách, hoặc cũng có thể xảy ra do bệnh tăng huyết áp hay là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác.
Ít gặp hơn, chấn thương bên ngoài mũi, mặt hoặc đầu có thể gây chảy máu mũi.
Nếu điều này xảy ra, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Một khi chảy máu không cầm được, mất một lượng máu lớn, thì đó là một trường hợp nghiêm trọng cần được cấp cứu.
Nhưng nếu chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, bạn nên cần có thái độ xử trí ban đầu sau:
1. Ngồi cúi đầu về phía trước
Bạn nên ngồi thẳng và hơi cúi đầu về phía trước để biết được:
- Còn chảy máu hay không?
- chảy máu mũi bên nào?
- Để theo dõi được lượng máu mất.
2. Không ngửa đầu ra sau
- Không ngửa đầu ra sau vì máu mũi sẽ chảy ngược xuống hoặc đường thở dưới.
- Điều này làm khó biết được lượng áu mất, đồng thời sẽ gây buồn nôn, tiêu phân đen, sặc máu, khó thở.
3. Bóp chặt cánh mũi 10 phút
- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt cánh mũi 10 phút để tạo cục máu đông giúp cầm máu.
- Thở bằng miệng.
4. Không xì mũi, ngoáy mũi
- Xì mũi, ngoáy mũi sẽ làm bong cục máu đông, gây chảy máu liên tục.
- Nếu muốn hắt xì, hãy mở to miệng.
5. Nằm nghiêng sang một bên
- Nên duy trì tư thế ngủ này 1 ngày để xem còn chảy máu rỉ rả hay không.
- Nếu máu còn chảy rỉ rả, tư thế ngủ nghiêng sang 1 bên sẽ làm hạn chế máu đọng ở đường thở, gây khó thở.
6. Khám Tai – Mũi – Họng
- Chảy máu mũi đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
- Cần đến khám chuyên khoa tai mũi họng khi vẫn còn chảy máu sau khi làm các bước trên hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
Một số trường hợp cần đến gặp bác sĩ hoặc cấp cứu
- Bạn thấy chóng mặt, yếu, hoặc uể oải;
- Mũi bạn chảy máu nhanh hơn hoặc bạn mất quá nhiều máu;
- Bạn mới vừa bắt đầu uống một loại thuốc mới;
- Bạn có các triệu chứng khác, ví dụ bầm tím bất thường trên cơ thể;
- Bạn chảy máu trong thời gian dài sau khi bạn bị thương;
- Bạn chảy máu từ nơi này sang nơi khác, ví dụ ở lợi.
Phòng ngừa chảy máu mũi như thế nào?
- Không nên ngoáy mũi hoặc dính bất cứ thứ gì lên mũi. Tránh xì mũi quá mạnh, và nếu bạn bị dị ứng, nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn kiểm soát được vấn đề dị ứng. Mũi của bạn sẽ không bị nghẹt và khó chịu.
- Sử dụng máy làm ẩm trong phòng ngủ. Máy làm ẩm tạo ra lớp sương vào không khí và giữ không khí không quá khô. Khi không khí ẩm ướt, mũi bạn cũng ít bị khô hơn.
---------------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: (028) 6260 1100
Hotline: 0974 508 479
---------------------------------------------------------------
Tư vấn online tại
Website: http://bvtamtrisaigon.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviendakhoatamtrisaigon/
Khám và tư vấn tại bệnh viện:
171/3 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. HCM