Thursday, 08/08/2024, 15:11 GMT+7
Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo, tỷ lệ đái tháo đường trên toàn thế giới tăng 54% trong vòng 20 năm (2010 – 2030).
Ước tính, có khoảng 15% – 25% người bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử chân, thậm chí cắt cụt chi.
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn đã tiếp nhận một trường hợp tương tự. Bệnh nhân là cô N.T.H (57 tuổi) ngụ Hóc Môn, nhập viện trong tình trạng vùng bàn chân trái có vết thương kèm theo rất nhiều dịch mủ và mùi hôi.
Nhập viện trong tình trạng vùng bàn chân trái có vết thương kèm theo rất nhiều dịch mủ và mùi hôi
Sau khi được thăm khám và thực hiện chẩn đoán hình ảnh (xquang bàn chân, MSCT mạch máu 2 chi dưới), xét nghiệm máu và cấy mủ kháng sinh đồ, bệnh nhân được bác sĩ đã tiến hành cắt lọc mô hoại tử, kháng sinh, kiểm soát đường huyết, cố gắng để bảo tồn chân cho bệnh nhân.
Sau 4 ngày, tình trạng hoại tử chân vẫn còn diễn tiến không lành do hẹp động mạch máu 2 chi dưới (trên 50%). Sau khi đánh giá hội chẩn lại tất cả các chuyên khoa: Nội tiết, Tim mạch, Chấn thương chỉnh hình và mạch máu, các bác sĩ đánh giá trường hợp này cần phải đoạn chân để kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về sau.
Bác sĩ CKII Huỳnh Thế Vinh – Khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cũng chia sử thêm: “Đây là một trường hợp rất nặng, bệnh nhân không phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. Thậm chí, khi xuất hiện vết thương, bệnh nhân cũng chủ quan và không đi khám sớm. Khi đến thăm khám tại bệnh viện, vùng hoại tử ở bàn chân bệnh nhân lúc này đã lan rộng. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng nhưng vẫn buộc phải cắt bỏ một phần chi phòng nhiễm trùng lan rộng hơn”.
Khi đến thăm khám tại bệnh viện, vùng hoại tử ở bàn chân bệnh nhân lúc này đã lan rộng
Trường hợp này cần phải đoạn chân để kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về sau
Qua trường hợp của cô H., bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn khuyến cáo đến người dân nên chủ động tầm soát để phát hiện và kiểm soát sớm tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như: suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, thậm chí phải cắt bỏ bàn chân,…Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, tầm soát đái tháo đường sẽ là biện pháp giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tình trạng của bệnh, từ đó kiểm soát tiến triển của bệnh kịp thời.
#tieuduong #khuyencao #tamtrisaigon #benhviendakhoatamtrisaigon
....................................................
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
171 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
►Facebook: https://www.facebook.com/benhviendakhoatamtrisaigon
►Hotline: 0974 508 479
►Trang chủ cổng thông tin bệnh viện: https://bvtamtrisaigon.com.vn/