Giới thiệu về chúng tôi
banner

Chuyên đề Sốt Xuất Huyết - KỲ 6: PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

, 25/03/2017, 07:45 GMT+7

PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 

Vắc-xin
Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Tuy nhiên, đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác của WHO, một vắc-xin chống cả 4 loại huyết thanh virus gây bệnh đang được phát triển và hoàn thiện. Vắc-xin này tỏ ra an toàn và hiện đang được đưa vào dùng thử nghiệm trên lâm sàng. Hiện nay vắc-xin chống sốt xuất huyết cả 4 chủng huyết thanh của Dengue virus đang ở giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng.
Kiểm soát véc-tơ truyền bệnh
Hiện tại, kiểm soát véc-tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả. Kiểm soát các véc-tơ Aedes có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh dengue. Trong những năm 1950 đến 1960, Tổ chức Y tế Toàn châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ, và trong thời gian này các vụ dịch dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên, sau khi chương trình ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là dengue tái xuất hiện.
Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư. Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch bệnh thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc-tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex

nhung.truong
TAG:
dathongbao