Giới thiệu về chúng tôi
banner

Cấp cứu kịp thời ca suy thận giai đoạn cuối

Tuesday, 15/08/2017, 09:21 GMT+7

Theo thống kê ở Pháp năm 2013, cứ 1 triệu dân là có 120 trường hợp mới mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Ở Mỹ và Nhật, con số này lên đến 300 trường hợp và tình trạng này ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng là một trong những bệnh lý thường gặp đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Tiếp nhận bệnh nhân suy thận trong tình trạng phù phổi cấp (OAP)

0g30 đêm 8/8/2017, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tiếp nhận bệnh nhân nam (54 tuổi) trong tình trạng khó thở, mệt lả, sốt 39oC, huyết áp tăng cao 220/110 mmHg, mạch 125 lần/ phút,  SpO2 72%. Được biết bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối và đang điều trị chạy thận nhân tạo định kỳ 3 lần/ tuần.  Tua trực đêm hôm ấy gồm Bs Tống Thành Sika (Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức), Bs Lê Phước Pha (Giám đốc Chuyên môn) và Bs Đỗ Triều Hưng (trực lãnh đạo) đã hội chẩn nhanh cho ra chẩn đoán và xử trí phù phổi cấp (OAP). 

Bệnh nhân OAP nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp và tử vong rất nhanh. Một trong những nguyên nhân thường gặp của OAP là suy thận cấp gây tăng thể tích tuần hoàn cấp tính.  Trong trường hợp này, bệnh nhân đã bị suy thận mạn giai đoạn cuối, vì một lý do nào đó, nhiều khả năng là một tình trạnh nhiễm trùng nặng đi kèm đã đẩy bệnh nhân đến tình trạng suy thận cấp và cuối cùng là phù phổi cấp như nêu trên. Bệnh nhân đã qua được cơn nguy kịch nhờ được chẩn đoán nhanh OAP và xử lý đúng bằng tăng thông khí (nằm tư thế fowler, thờ oxy, thuốc dãn mạch , lợi tiểu và morphine 

Sáng hôm sau, bệnh nhân được cho chạy thận nhân tạo liên tục 4 giờ và siêu lọc 5 lít nước, bệnh nhân đã có thể đi đứng và ăn uống bình thường. Gia đình bệnh nhân hết sức vui mừng vì bệnh nhân đã vượt qua lần “thập tử nhất sinh này” một cách ngoạn mục nhờ được chẩn đoán nhanh và điều trị đúng phù phổi cấp của BV ĐK Tâm Trí Sài gòn. Hiện tại, bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa nội trú – BV ĐK Tâm Trí Sài Gòn.

Bệnh suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn là kết quả của các bệnh mạn tính của thận làm giảm dần chức năng lọc cầu thận. Cụ thể, khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.

Dấu hiệu của bệnh suy thận mạn?

Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ có một số dấu hiệu rất ít, trái ngược hoàn toàn với giai đoạn cuối có nhiều biểu hiện cụ thể và rõ rệt. Và quá trình của hai giai đoạn này có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.

Phù - Dấu hiệu rõ nhất của người mắc bệnh suy thận mạn là phổi bị phù. Phù nhiều hay ít tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh và giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không bị phù. Tuy nhiên, hầu hết giai đoạn cuối thì luôn có dấu hiệu này.

Thiếu máu - Một dấu hiệu cũng khá dễ thấy đó là thiếu máu. Tình trạng thiếu máu càng nhiều tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh.

Tăng huyết áp - Khoảng 80% người mắc bệnh này đều tăng huyết áp. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý vì có những đợt huyết áp các tính có thể lấy đi tính mạng của mình bất kỳ lúc nào.

Suy tim - Nếu có dấu hiệu suy tim, chắc chắn căn bệnh của bạn đã bước vào giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính là do cơ thể bệnh nhân thiếu máu, giữ muối, giữ nước và tăng huyết áp lâu ngày gây nên.

Rối loạn tiêu hóa - Người mới mắc bệnh hay cảm thấy chán ăn nhưng đến giai đoạn muộn hơn thì sẽ thường buồn nôn, tiêu chảy và có thể bị xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết - Phát hiện các sốt huyết thường gặp như chảy máu răng, máu mũi, xuất huyết dưới da, xuất huyết bao tử làm urê máu, kali máu tăng cao.

Viêm màng ngoài tim - Viêm màng ngoài tim (thường nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim) là dấu hiệu của giai đoạn cuối bệnh suy thận mạn và người có dấu hiệu này có khả năng tử vong rất cao nếu không điều trị lọc máu kịp thời.

Chuột rút - Do giảm Natri và Calci máu, người bệnh thường hay bị chuột rút vào ban đêm.
Hôn mê - Đây cũng là dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh. Người bệnh có thể bị co giật, rối loạn tâm thần ở gian đoạn tiền hôn mê.

Bên trên là các dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy thận mạn cần được lưu ý. Nếu có các dấu hiệu trên, các bạn nên đến Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn


dathongbao