Tuesday, 05/11/2019, 11:10 GMT+7
THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ?
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yêu tố: di truyền, phát triển chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái sinh hóa, phân tử va cơ sinh học của tế bào và các chất cơ bản của sụn dẫn đến nhiễm hóa, nút loét, và mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
THOÁI HÓA KHỚP GỐI CÓ MẤY GIAI ĐOẠN?
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của Kelgrer và Lawrence (X-quang quy ước):
- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
- Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa, gai xương rõ.
- Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn + dính khớp.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Tại sao chúng ta bị thoái hóa khớp?
Theo nguyên nhân chia 2 loại thoái hóa khớp: Nguyên phát và thứ phát.
a) Thoái hóa khớp nguyên phát
Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi có hệ ở 1 hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết Và chuyển hóa (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
b) Thoái hóa khớp thứ phát
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch…); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu vallgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum): Khớp gối quá duỗi (genurecurvatum...) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie...).
Các triệu chứng của thoái hóa khớp?
Triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh thoái hóa khớp gối là bị đau ở khớp gối, sưng khớp và hạn chế cử động.
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991.
- Có gai xương ở rìa khớp (trên X quang) “1”
- Dịch khớp là dịch thoái hóa “2”
- Tuổi trên 38 “3”
- Cứng khớp dưới 30 phút “4”
- Có dấu hiệu lục khục khi cử dộng khớp “5”
Chuẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5
Các dấu hiệu khác:
- Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phân ứng vìêm của màng hoạt dịch.
- Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dich.
Tôi nên làm gì?
Mặc dù bất cứ khớp nào trong cơ thể đều có nguy cơ thoải hóa khớp, nhưng khớp gối lại thường bị nhất.
Đau khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động thường ngày như đi bộ hoặc đi lên cầu thang, và điều quan trọng là tìm ra cách xử trí nó.
Các phác đồ điều trị hiện tại khuyến nghị cách tốt nhất để điều trị cơn đau khớp gối là phối hợp nhiều phương pháp điều trị.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI?
Làm từng bước
Một điều quan trọng mà bạn cần nhận ra đó là phải học cách làm từng bước các công việc hàng ngày, vì nếu không bạn sẽ có nguy cơ làm quá sức một việc gì đó và gây ra những tổn thương hơn cho khớp gối của bạn. Sẽ cần một thời gian và luyện tập để lấy lại cân bằng giữa việc làm việc và để cho khớp bạn nghỉ ngơi đều đặn.
Giữ vóc dáng
Nếu thừa cân sẽ tạo thêm các áp lực lên khớp gối. các nghiên cứu cho thấy tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Cụ thể hơn, cứ tăng 4,5kg trọng lượng cơ thể, bạn sẽ tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối lên đến 40%. Điều ngược lại cũng đúng: cứ giảm, 4,5kg trọng lượng cơ thể, bạn sẽ được 40% nguy cơ thoái hóa khớp gối. Các phác đồ điều trị đều khuyến cáo việc giảm cân như là một phương pháp đíều trị thoái hóa khớp gối.
Mang giày phù hợp
Việc lựa chọn một đôi giày phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt thật sự. Các chuyên gia khuyên sử dụng các đôi giày và để lót giày có khả năng chống shock. Chọn những đôi giày đế thấp có dây buộc và khả năng chống đỡ gót chân và tránh sử dụng giày cao gót và sandal.
Các biện pháp vật lý trị liệu?
Điều trị vật lý trị liệu: Chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng, đắp bùn...thường đơn giản, dễ làm, ít biến chứng song hiệu quả chưa cao
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY
Các biện pháp kiểm soát cơn đau?
Các biện pháp dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid có hiệu quá nhanh chóng nhưng do tác động toàn thân hay gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áo tổn thương gan, thận trong đó có hiến chứng nặng có thể gây tử vong.
Tiêm corticoid tại khớp gối có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng dùng kéo
dài có thể gây tổn thương thoái hóa thể gây tổn thương thoái hóa sụn khớp hoặc gây biến chứng tại chỗ như phản ứng vỉêm khớp do tinh thể thuốc.
Tiêm chất nhờn acid hyalorunic (HA) vào khớp có tác dụng tải tạo chức năng bảo vệ, bôi trơn và chống sóc cho khớp nhưng theo nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả không ổn định lâu
dài, không có chức năng bảo vệ, tái tạo sụn khớp.
Nhìn chung, các biện pháp nội khoa hiện nay điều trị thoải hóa khớp gối chủ yếu nhằm hai mục đích: giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp, tức là vẫn điều trị triệu chứng bệnh chứ chưa đạt tới đích cải thiện được chất lượng sụn khớp hay làm ngừng quá trình thoái hóa.
Các biện pháp điều trị ngoại khoa?
Điều trị ngoại khoa bao gồm đục xương chỉnh trục, nội soi khớp can thiệp, thay khớp gối nhân tạo một phần hay toàn phần chỉ được chỉ định trong những trường hợp có biến đổi giải phẫu khớp hoặc ở hai gỉai đoạn muộn cúa bệnh và thường gây tốn kém nhiều cho bệnh nhân.
Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra một kỹ thuật điều trị mới, thực sự tác động tới sự phục hồi sụn, độc lập hoặc phối hớp tốt với các phương pháp điều trị hiện tại nhằm đem lại kết quả cao trong điều trị bệnh, hạn chế các biến chứng và nhu cầu thay khớp nhân tạo là một việc làm cấp thiết.