Tuesday, 17/09/2024, 12:37 GMT+7
Táo bón là hiện tượng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đối với nhiều bậc phụ huynh, trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không trở thành mối bận tâm, đặc biệt khi con chưa thể diễn đạt được sự khó chịu hay đau đớn mà mình đang gặp phải. Trong bài viết này, Tâm Trí Sài Gòn sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên, đồng thời chia sẻ các cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà. Ba mẹ đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé!
Táo bón là một bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Ở người trưởng thành, táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, kèm với triệu chứng phân khô cứng và cảm giác đau rát ở hậu môn do phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.
Táo bón ở trẻ sơ sinh biểu hiện qua tình trạng chậm đi tiêu. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, việc đại tiện thường diễn ra 2 - 3 lần/ngày. Đối với trẻ uống sữa công thức, tần suất đi đại tiện ít hơn nhưng phù hợp nhất là 1 lần/ngày. Nếu trẻ không đi đại tiện trong vòng 3 - 5 ngày hoặc lâu hơn, đồng thời quan sát thấy trẻ phải rặn nhiều vì phân cứng, vón cục thành các viên nhỏ thì có thể coi là táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón đi tiêu phải rặn nhiều vì phân cứng, vón cục thành viên nhỏ như phân dê
Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ chậm đi tiêu cũng là dấu hiệu của táo bón. Để kết luận chính xác, phụ huynh cần xem xét trạng thái của phân và biểu hiện của bé. Nếu tần suất đi đại tiện ít nhưng phân mềm xệt, bé xì hơi tốt, không quấy khóc, khó chịu hay chán ăn, thì không cần quá lo lắng. Đây là biểu hiện của hiện tượng giãn ruột sinh lý (quá trình tăng thể tích ruột), thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi và diễn ra trong vòng 2 - 3 tháng.
Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không? Nhìn chung, ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và ổn định nên táo bón không phải là vấn đề hiếm gặp. Tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng khiến trẻ khó chịu do đầy bụng và đau khi đi tiêu. Nếu kéo dài, táo bón có thể làm trẻ chán ăn và thường xuyên quấy khóc. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ cũng như các dấu hiệu nhận biết sớm là rất cần thiết để bố mẹ có biện pháp phòng ngừa.
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh, phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau:
Sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ ở giai đoạn đầu đời. Vì vậy, nếu bú không đủ sữa, trẻ không chỉ cảm thấy đói mà còn dễ bị thiếu nước, dẫn đến táo bón. Khi thấy con không thích bú no trong một lần, mẹ có thể chia thành nhiều cữ bú nhỏ để đảm bảo bé nhận đủ nước và dưỡng chất cần thiết. Điều này giúp duy trì sức khỏe và phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa như táo bón ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bú không đủ sữa dẫn đến thiếu nước là nguyên nhân gây táo bón
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và còn non yếu, nên khi trẻ uống sữa công thức, một số thành phần có thể khó hấp thu, gây khó tiêu và dẫn đến táo bón. Ngoài ra, nếu mẹ pha sữa không đúng theo tỷ lệ hướng dẫn, hoặc sữa không có đủ chất xơ, trẻ cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng trực tiếp cho trẻ, vì vậy chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ cay nóng, ăn nhiều chất đạm, thực phẩm dầu mỡ hoặc ăn ít chất xơ, trẻ có thể khó hấp thu dưỡng chất và dễ bị táo bón. Do đó, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa tốt cho cả mẹ và bé.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân bệnh lý, xuất phát từ tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh. Một số bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và gây ra táo bón ở trẻ như bệnh đại tràng phình to (Hirschsprung), bệnh suy giáp trạng (Myxoedema).
Trẻ sơ sinh chưa thể diễn đạt bằng lời, vì vậy phụ huynh cần quan sát kỹ những biểu hiện của con để kịp thời nhận biết và xử lý sớm tình trạng táo bón. Sau đây là 4 dấu hiệu táo bón thường gặp nhất ở trẻ:
Táo bón khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều vì khó chịu
Nếu tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng và không có những triệu chứng bất thường, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày là một trong những mẹo điều trị táo bón hiệu quả nhất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn sáng. Hoặc bố mẹ có thể xây dựng khoảng thời gian đi vệ sinh cho con dựa trên cữ ăn và khung giờ trước đó bé hay đi “ị” nhất.
Động tác massage bụng theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động linh hoạt hơn, từ đó hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Bố mẹ nên thực hiện massage đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để cải thiện chứng táo bón hiệu quả nhất. Hướng dẫn thực hiện massage bụng cho bé cụ thể như sau:
Cách xoa bóp này hỗ trợ làm mềm lượng thức ăn khó tiêu còn tích trữ trong dạ dày của trẻ và đưa chúng đi qua ruột và xuống hậu môn dễ dàng. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp cho bé di chuyển chân theo động tác đạp xe đạp trong tư thế nằm ngửa để giảm áp lực cho ruột, giúp ruột hoạt động tốt hơn.
Massage bụng hỗ trợ làm mềm lượng thức ăn, cải thiện chứng táo bón ở trẻ
Đây là cách trị táo bón hiệu quả, đặc biệt phù hợp với trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm sẽ kích thích cơ vòng hậu môn giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ hơn. Bố mẹ nên ngâm hậu môn cho trẻ bằng nước ấm 1 - 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10 phút.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thu và tiêu hóa của trẻ. Để cải thiện tình trạng táo bón của con mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất khoáng và vitamin vào thực đơn đồng thời uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị táo bón thường kén ăn, bú ít thậm chí bỏ bú, tuy nhiên mẹ nên cố gắng cho con bú nhiều cữ để đảm bảo con không thiếu nước.
Đối với trẻ táo bón do uống sữa công thức, bố mẹ hãy chú ý pha sữa theo đúng tỷ lệ hướng dẫn. Nếu tình trạng táo bón của con không có dấu hiệu cải thiện, mẹ có thể thử đổi sang loại sữa công thức khác, có hàm lượng chất xơ cao và thành phần phù hợp với con hơn.
Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, bố mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn của con. Những loại trái cây và rau quả có hàm lượng chất xơ cao mà bạn có thể tham khảo cho trẻ sử dụng như:
Mẹ ăn uống lành mạnh giúp trẻ hấp thu dưỡng chất và tiêu hóa tốt hơn
Thông thường trẻ sơ sinh không cần bổ sung thêm chất lỏng vì đã được cung cấp đủ nước từ sữa. Tuy nhiên, trẻ bị táo bón có thể bổ sung thêm một lượng chất lỏng nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa và đào thải chất.
Trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi có thể uống một lượng nước nhỏ mỗi ngày. Nước ép từ các loại hoa quả như táo hoặc mận còn hỗ trợ làm mềm phân, giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù không gây tổn thương và ảnh hưởng tức thời, nhưng nếu để tình trạng táo bón kéo dài mà không được chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sa trực tràng, nứt hậu môn... Hơn nữa, việc phải rặn mạnh khiến trẻ cảm thấy đau rát có thể tạo nên ám ảnh tâm lý mỗi khi trẻ đi đại tiện.
Nếu bố mẹ đã áp dụng các biện pháp trị táo bón mà tình trạng của bé vẫn không cải thiện, hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
Bài viết trên là lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không” mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và có nguy cơ gây ra những biến chứng như nứt hậu môn, sa trực tràng… Qua những thông tin được chia sẻ, Tâm Trí Sài Gòn hy vọng sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc nhận biết và điều trị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả.