Bác sĩ thường trực 0901 696 115
Hotline CSKH 0974 508 479

NGÃ ĐẬP VAI CÓ NGUY HIỂM?

Thứ bảy, 14/10/2023, 16:08 GMT+7

Ngã đập vai trái do tai nạn giao thông khiến bệnh nhân H bị sưng đau và khó vận động ở vùng vai trái. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn đã cấp cứu phẫu thuật điều trị thành công cho bệnh nhân H.

Đó là trường hợp của bệnh nhân N.T.H sinh năm 1955, ngụ tại quận Tân Bình, TP HCM. Ngay khi bệnh nhân T được chuyển vào viện, ekip bác sĩ đã nhanh chóng khám lâm sàng, cận lâm sàng.

Bác sĩ CKII Huỳnh Thế Vinh – Chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại cho biết: “Kết quả X – quang khớp vai trái cho thấy bệnh nhân H bị trật khớp cùng đòn độ 3. Đây là trường hợp khá nặng vì trật khớp cùng đòn làm tổn thương dây chằng khớp cùng đòn. Nếu không phẫu thuật sớm bệnh nhân sẽ đau nhiều và ảnh hưởng chức năng khớp vai.”

Sau khi thực hiện các quy trình chuyên môn đầy đủ và nhanh chóng, bác sĩ Vinh đã trực tiếp phẫu thuật nắn khớp và cố định bằng nẹp vít cho bệnh nhân H. Điều này sẽ giúp vùng vai trái đang bị trật khớp cùng đòn trở nên vững chắc. Theo bác sĩ Vinh, trước đây các bác sĩ sẽ dùng đinh để cố định khớp. Nhưng đây chưa phải là phương pháp tốt nhất vì đinh cố định không được vững chắc, dễ bị tuột, lỏng đinh. Vì thế hiện nay ekip bác sĩ ở Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn đã dùng nẹp vít thay thế.

Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công, vùng vai trái của bệnh nhân H vững chắc giúp bệnh nhân phục hồi sớm. Ngày thứ 2 sau phẫu thuật, bệnh nhân H ổn định, sức khỏe hồi phục tốt và đã được tập vận động khớp vai. Ngày thứ 3 bệnh nhân được xuất viện, tập vận động nhẹ nhàng.

z4783233966323_fa85dc798d1a5adf8d844972baf05bba

Bác sĩ Vinh thông tin thêm, trật khớp cùng đòn là dạng trật khớp cần phẫu thuật tránh các tổn thương cũng như các di chứng về sau. Với trường hợp bệnh nhân H, khoảng từ 4 – 6 tháng bệnh nhân sẽ được lấy nẹp vít ra. Trong thời gian đó bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt nhẹ nhàng.

Được biết, trật khớp cùng đòn và gãy xương đòn là chấn thương vùng vai xảy ra khi người bệnh bị té ngã đập vai với tư thế hạ cánh tay sát thân mình. Đây là chấn thương phổ biến ở tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao. Tùy vào độ lệch và tổn thương dây chằng, trật khớp cùng đòn được phân độ thành 6 cấp độ. Bệnh nhân bị trật khớp cùng đòn độ 3 phải phẫu thuật, riêng với độ 1, 2 cần điều trị bảo tồn.

Như vậy, khi gặp các chấn thương sau tai nạn do té đập vai nạn nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra. Nếu có chỉ định phẫu thuật cần phẫu thuật sớm để tránh các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.

----------------------------------------------

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn


dathongbao