Thứ hai, 25/09/2023, 10:56 GMT+7
Tầm soát bệnh Đái tháo đường là một việc làm cần thiết, góp phần lớn trong việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này. Khi được phát hiện sớm, người bệnh sẽ được cải thiện sức khoẻ nhờ điều trị sớm, tránh các biến chứng xảy ra.
1/ Vì sao cần tầm soát Đái tháo đường?
Đái tháo đường là Bệnh lý ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa trong nhiều năm gần đây. Với tỉ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng cao vượt trội gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho Tim mạch, Thận, Mắt,… Nếu điều trị và phát hiện sớm sẽ hạn chế được tổn thương các cơ quan trên và hiệu quả điều trị tốt.
2/ Vậy thời điểm nào bạn nên tầm soát Đái tháo đường?
Theo những khuyến cáo mới nhất của tổ chức Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA 2023) thì bạn sẽ cần tầm soát Đái tháo đường khi:
- Khi bạn có tình trạng béo phì với chỉ số BMI >= 25 Kg/ m² hoặc BMI>= 23 Kg/ m² và có các yếu tố sau:
Gia đình trực hệ như ba, mẹ, anh, chị có bệnh đái tháo đường.
Thuộc về chủng tộc có nguy cơ cao như: người mỹ gốc Phi, Người Mỹ gốc Á, Người Mỹ bản địa, người dân đảo Thái Bình Dương.
Có bệnh lý tim mạch mạn tính.
Có Huyết áp >=130/90 mmHg hoặc đang điều trị Bệnh tăng huyết áp.
Có HDL-C < 35 mg/dl hoặc Triglycerid > 250 mg/dl9 > 2,82 mmol/l).
Phụ nữ có Hội chứng buồng trứng đa nang.
Không hoạt động thể lực.
Có đề kháng Insulin với: béo phì hoặc hội chứng gai đen.
- Tất cả các bệnh nhân nên Xét nghiệm kiểm tra Đường huyết từ năm 35 tuổi.
- Có bệnh lý tiền đái tháo đường hoặc là rối loạn dung nạp đường.
- Có tiền sử Đái Tháo đường thai kỳ nên kiểm tra Đái tháo đường lại mỗi 3 năm.
- Nếu kết quả bình thường nên kiểm tra tối thiểu mỗi 3 năm hoặc là sớm hơn nếu mà có nhiều yếu tố nguy cơ như béo phì, lười vận động,…
----------------------------------------------
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn