Bác sĩ thường trực 0901 696 115
Hotline CSKH 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi

HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN BỊ VIÊM DẠ DÀY CÓ NHIỄM KHUẨN HP

Thứ ba, 29/08/2023, 16:09 GMT+7

Viêm dạ dày do nhiễm HP là một bệnh khá phổ biến, mặc dù có một số vi khuẩn HP có gen độc lực cao mới có thể có nguy cơ sinh ung thư. Thực tế tỷ lệ ung thư dạ dày không cao (khoảng 1%), do còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền, điều kiện ăn uống, sinh hoạt,…

Việc điều trị tiệt trừ HP khi có triệu chứng viêm đạ ày, có tổn thương viêm hay loét qua nội soi hoặc khó tiêu dai dẳng là cần thiết vì giúp tổn thương dạ dày mau hồi phục và hạn chế các biến chứng. Nhiễm HP có biến chứng ung thư dạ dày rất thấp, tỷ lệ HP kháng thuốc rất cao. Do dó, người bị nhiễm HP không quá lo lắng khi điều trị HP không thành công.

Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua ăn uống, cụ thể lây qua nước bọt (lây qua hôn miệng, lây qua đũa, muỗng, chén, ly,… dùng chung có dính nước bọt), lây qua phân nên ăn uống vệ sinh, rửa tay trước khi ăn.

Người bị nhiễm HP đang điều trị hoặc chưa điều trị nên có chế độ ăn, sinh hoạt để tránh lây nhiễm. Người bệnh vẫn có thể ăn chung nhưng nên cần có muỗng, đũa riêng cho từng tô canh và dĩa thức ăn.

hp

Tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng hiện tại hơn 50% nên nếu có nhiễm HP không có triệu chứng, không nhất thiết phải điều trị. Hiện nay, quan điểm điều trị HP hay không còn chưa thống nhất trong các bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa.

Trong toa thuốc diệt HP có nhiều kháng sinh gây mệt, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, khó chịu, đi tiêu phân đen,… Người bệnh cố gắng uống đủ thuốc, trừ trường hợp có phản ứng hay mệt, khó chịu nhiều mới ngưng thuốc và tái khám sớm. Nếu có thai, đang cho chon bú không được uống kháng sinh diệt vi khuẩn HP.

Sau khi điều trị HP, không còn triệu chứng (hết đau, hết khó tiêu,…) muốn kiểm tra xem đã sạch vi khuẩn hay chưa, phải ngưng thuốc kháng sinh (thường có trong các liều thuốc cảm cúm và viêm họng ở tiệm thuốc tây) và các thuốc trị viêm dạ dày đặc biệt là thuốc ức chế tiết acid ít nhất 4 tuần. Cần lưu ý:

- Test HP trong máu chỉ làm cho người điều trị HP vì kháng thể HP huyết thanh vẫn tồn tại trong máu khoảng 1 năm sau khi đã điều trị khỏi. Do đó, test HP máu không được dùng để kiểm tra đánh giá kết quả sau điều trị.

Test HP bằng hơi thở (không đau, không khó chịu, độ chính xác cao), nên thường được sử dụng để kiểm tra.

Nội soi dạ dày chỉ làm khi cần kiểm tra lại tổn thương ở dạ dày và kết hợp làm Clotest.

-----------------------------------------------

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn


GS.TS.BS Lê Văn Cường
dathongbao