Giới thiệu về chúng tôi
banner

Chuyên đề Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và điều trị

, 20/05/2017, 10:19 GMT+7

Cần nhận biết, phòng ngừa và điều trị

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, cần phòng ngừa và điều trị để ngăn diễn tiến và biến chứng, thay vì cứ hồn nhiên “sống chung với lũ”.

Mọi người nên bắt đầu được kiểm tra huyết áp ở tuổi 20. Nếu huyết áp dưới 120/80 mmHg, nên kiểm tra lại ít nhất mỗi 2 năm. Nếu trị số huyết áp cao hơn, cần kiểm tra thường xuyên hơn. Huyết áp cũng cần được kiểm tra mỗi đi khám bệnh.

Nếu chưa bị tăng huyết áp, cần phòng ngừa bằng cách tiếp tục áp dụng lối sống lành mạnh, điều độ. Ở giai đoạn tiền tăng huyết áp, áp dụng lối sống phù hợp. Ở giai đoạn 1 tăng huyết áp, thay đổi theo lối sống phù hợp được áp dụng trước tiên; nếu không thành công, cần điều trị thuốc. Tăng huyết áp giai đoạn 2 cần điều trị thuốc để kiểm soát huyết áp. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc hạ áp phối hợp, chỉnh liều thích hợp để đưa huyết áp về mức yêu cầu.

huyet-ap-cao-la-bao-nhieu-2

Ở người tăng huyết áp nhẹ, thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc. Trong cuộc sống, cần thiết phải giảm cân nếu thừa cân; bỏ hẳn hút thuốc lá, thuốc lào cũng như tránh ngửi khói thuốc; tránh ăn mặn, giảm ăn muối (ít hơn 1,5 mg/ngày); áp dụng chế độ ăn uống ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm, chất xơ, rau quả, trái cây; hạn chế thức ăn nhiều cholesterol (nên dưới 300 mg/ngày); vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần; giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, biết cách thư giãn, tránh trạng thái thường xuyên căng thẳng, xúc động, lo âu…

Có thể xem các triệu chứng như mệt mỏi, nôn ói, khó thở, nhức đầu, ra mồ hôi nhiều, nhìn mờ… là lời cảnh báo cho việc huyết áp gia tăng hoặc các vấn đề về sức khỏe. Cần kiểm tra huyết áp hoặc khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng kể trên.


thanh.le
TAG:
dathongbao