![]() |
BỆNH SỞI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Thứ hai, 09/12/2024, 07:31 GMT+7 Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Mặc dù ít gây tử vong, bệnh sởi lại tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phổi hoặc tiêu chảy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm phòng hoặc đã suy giảm miễn dịch. Việc nhận thức đúng về bệnh sởi, các triệu chứng và cách phòng ngừa là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây. 1. Bệnh sởi là gì?Sởi (Measles) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra gây ra. Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có các biểu hiện giống như cảm cúm. Khi triệu chứng sốt thuyên giảm, tình trạng phát ban đỏ đặc trưng xuất hiện. Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc khu vực có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Bệnh còn dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Mặc dù có thể tự khỏi nhưng sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu. 2. Nguyên nhân gây bệnh sởi là gì?Nguyên nhân gây bệnh sởi là virus Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các hạt virus sẽ phát tán ra không khí và có thể tồn trong khoảng 1 đến 2 giờ ở điều kiện bình thường. Virus sởi có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh khi họ vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus. 3. Dấu hiệu bệnh sởiTriệu chứng bệnh sởi hay dấu hiệu bệnh sởi thay đổi qua từng giai đoạn:
4. Biến chứng của bệnh sởiMặc dù hầu hết trường hợp có thể điều trị và hồi phục hoàn toàn, bệnh sởi vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm:
5. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sởi?Bất kỳ ai chưa được tiêm phòng đầy đủ vắc xin sởi hoặc chưa có miễn dịch với virus Sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ em dưới 9 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất vì chưa đến tuổi tiêm vắc xin và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi; người có hệ miễn dịch suy yếu (do bệnh lý nền hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch); người sống ở khu vực đông đúc với điều kiện vệ sinh kém cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi cũng như có nguy cơ biến chứng cao. 6. Bệnh sởi lây qua đường nàoBệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Virus sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Trong điều kiện bình thường, virus có thể lơ lửng trong không khí hoặc bám vào các bề mặt và tồn tại trong khoảng 2 giờ. Vì vậy, bạn có thể bị lây nhiễm ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 7. Cách Chẩn Đoán Bệnh SởiChẩn đoán bệnh sởi dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: sốt, ho khan, viêm kết mạc mắt, đau họng… Trong đó, phát ban là triệu chứng bệnh sởi đặc trưng nhất. Tuy nhiên, một số sởi thể không điển hình, các triệu chứng không rõ ràng nên thường bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh sởi mà không hay biết. Do đó, để chẩn đoán chính xác, việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng là cần thiết. Các phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến gồm có:
8. Điều trị bệnh sởi như thế nàoHiện nay, bệnh sởi chưa có phương pháp và thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chủ yếu tập trung vào việc giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng cho đến khi cơ thể người bệnh sinh kháng thể và tự phục hồi. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh sởi cũng như lưu ý giúp chăm sóc người bệnh hiệu quả:
9. Biện pháp phòng ngừa bệnh sởiTiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi; trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc xin sởi - Rubella đầy đủ và đúng lịch. Người trưởng thành chưa tiêm phòng bệnh sởi hoặc chưa mắc bệnh sởi trước đó cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như lây cho trẻ nhỏ và những người xung quanh. Phòng Tiêm chủng BVĐK Tâm Trí Sài Gòn có sẵn dịch vụ tiêm chủng Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh Sởi - Quai Bị - Rubella với giá cả phải chăng. Liên hệ tư vấn tiêm chủng qua HOTLINE 0974.508.479 hoặc CMT bên dưới để được nhân viên tư vấn hỗ trợ ngay! Bên cạnh việc chủ động tiêm ngừa, Cục y tế dự phòng khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sởi như:
Bệnh sởi là một căn bệnh phổ biến nhưng không thể xem nhẹ vì nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Việc tiêm phòng, nhận biết sớm các triệu chứng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi bệnh sởi. Hãy luôn chú trọng phòng ngừa và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng! Người viết : marketing
|
Copyright © 2016 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn | ![]() |