Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn


GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ có tầm quan trọng đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Phương pháp này giúp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư, nhờ đó mà chúng ta chủ động có kế hoạch điều trị hiệu quả, cơ hội khỏi bệnh lên tới 90%. Dẫu vậy, không phải chị em nào cũng hiểu rõ quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung, cùng tìm hiểu nội dung dưới đây nhé!

 

1. Tổng quan

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý gây tử vong và vô sinh hàng đầu ở nữ giới và đang có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau ung thư vú mà nguyên nhân gây ung thư chủ yếu là do virus HPV.

Ung thư cổ tử cung được hiểu là bệnh lý ung thư xảy ra ở cổ tử cung, vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Ung thư hình thành do tế bào ở cổ tử cung phát triển đột biến tạo nên khối u. Những tế bào này nhân lên không kiểm soát và mất cơ chế tự hủy. Dần dần chúng phát triển tấn công sang những mô lân cận, giai đoạn diễn tiến muộn sẽ di căn tới những cơ quan khác.

Các chuyên gia Y tế cho rằng, khoảng 80% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, nhưng chủ yếu là nhiễm thoáng qua. Trong đó, khoảng 20% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao dai dẳng gây nên biến đổi tế bào ở cổ tử cung. Gánh nặng bệnh tật do ung thư cổ tử cung là mối đe dọa lớn đối với người phụ nữ nói riêng và gia đình có người bệnh nói chung, nhất là những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp. Do vậy, tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện và có biện pháp can thiệp bệnh ngay từ sớm, bên cạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh.

Theo bác sĩ Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, việc tầm soát ung thư nên bắt đầu thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục. Vì từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc căn bệnh này, phổ biến nhất là độ tuổi 35 – 44 tuổi.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn, đa số định kỳ là 1-3 năm/lần.

goi-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung_1

 

2. Gói Tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

2.1 Thông tin chi tiết gói khám

  • Thời gian khám: 1 buổi
  • Giá thành trọn gói: ....VNĐ
  • Số lượng áp dụng: 01 gói/01 lần sử dụng/01 người
  • Các hạng mục tầm soát:

Gói tầm soát ung thư cổ tử cung được thiết kế toàn diện và đa dạng sự lựa chọn cho quý khách hàng với mục đích sàng lọc, phát hiện sớm những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm. Khi đăng ký gói khám, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các bước sau:

+ Khám phụ khoa

+ Soi tươi dịch

+ Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

+ Xét nghiệm tế bào học bằng phương pháp Liquid – Prep: giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, có giá trị cao giúp phát hiện phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm lên đến 70%.

+ Soi cổ tử cung giúp phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung

+ Các xét nghiệm khác: siêu âm tử cung buồng trứng qua đường bụng, siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo,…

Bạn có thể tham khảo chi tiết các hạng mục gói khám dưới đây.

Kham_phY_khoa_va_tYm_soat_ung_thY_cY_tY_cung

 

2.2 Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung không quy định đối tượng tầm soát, bắt đầu từ 21 tuổi bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung, khi đã có quan hệ tình dục. Nhưng nếu bạn thuộc các đối tượng dưới đây thì nên đăng ký tầm soát ngay:

+ Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên

+ Phụ nữ mắc các bệnh liên quan tới tử cung

+ Phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc rối loạn nội tiết tố

+ Phụ nữ mắc các bệnh về huyết áp, tiểu đường

+ Phụ nữ hay ra máu âm đạo bất thường, ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục

+ Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu

+ Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu

+ Mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân

2.3 Một số lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung

Để buổi tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra hiệu quả, phụ nữ nên ghi nhớ một số lưu ý trước buổi thực hiện tầm soát:

+ Chỉ thăm khám, làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trong lúc không có kinh nguyệt

+ Không bôi kem hay đặt thuốc vào âm đạo và không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm.

Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi chảy máu quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra. Sau khi xét nghiệm xong, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác nếu cần thiết.

Để đăng ký gói khám và tư vấn thêm chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

-----------------------------------------------

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn

 

 

 

 



Copyright © 2016 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn