Thứ tư, 01/11/2023, 16:39 GMT+7
Huyết áp cao là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số trưởng thành. Đây là bệnh lý phổ biến nhất khi khám bệnh ngoại trú. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra suy tim, đau tim, đột quỵ và bệnh thận mãn tính. Năm 2010, đây là nguyên nhân chính hoặc góp phần gây tử vong cho hơn 362.000 người Mỹ.
USPSTF(U.S. Preventive Services TaskForce) đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy sàng lọc và điều trị huyết áp cao ở người lớn làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch và lợi ích thực sự của việc sàng lọc bệnh cao huyết áp ở người lớn là rất lớn.
Bạn nên được kiểm tra huyết áp từ 18 tuổi nếu chưa có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp trước đây.
Đối với Người lớn ≥ 40 tuổi và những người có nguy cơ cao bị huyết áp cao nên được Kiểm tra và sàng lọc huyết áp hàng năm.
Người lớn từ 18 đến 39 tuổi có huyết áp bình thường (< 130/85 mm Hg) không có các yếu tố nguy cơ cần được sàng lọc lại sau mỗi 3 đến 5 năm.
Người bệnh hay có biểu hiện như:
Nhức đầu, nặng đầu, choáng váng, chóng mặt, nóng phừng mặt
Tê ngứa râm ran các chi
Chảy máu mũi.
Mắt nhìn mờ, vệt máu bên trong mắt
Mặt đỏ, buồn nôn, nôn,…
Tuy nhiên, có khoảng 1/3 trường hợp người bệnh không có dấu hiệu gì, chỉ phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ hay khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã có biến chứng như: nhồi mái cơ tim, đột quỵ hay suy thận mạn giai đoạn cuối.
*Dấu hiệu nặng của Tăng huyết áp cần nhập viện?
Tăng huyết áp cấp cứu (cơn THA) khi huyết áp đo được ≥ 180/110 mmHg có kèm một trong các dấu hiệu như sau: nhìn mờ, nôn, co giật, lơ mơ, hôn mê, khó thở, đau tức ngực dữ dội. Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
----------------------------------------------
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn