Thứ hai, 16/10/2023, 10:09 GMT+7
Đột quỵ đang là một vấn đề thời sự hiện nay đối với nền y học trong nước ta cũng như trên thế giới. Ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 mắc đột quỵ, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề. Chính vì thế, việc tầm soát sớm đột quỵ được xem như là một phương án hữu hiệu giúp góp phần giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này để lại.
1/ Đối tượng nào cần được tầm soát đột quỵ?
- Bệnh nhân mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng Cholesterol máu, các bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Tiền sử trong gia đình từng có người bị đột quỵ.
- Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá.
- Những người thừa cân hoặc béo phì.
- Người từ 45 tuổi trở lên.
2/ Các phương pháp tầm soát đột quỵ?
- Kiểm tra, tầm soát, phát hiện sớm và chủ động điều trị các bệnh lý là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Cholesterol máu, các bệnh lý về tim mạch.
- Đo điện tim (ECG), siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh: Nhằm phát hiện các vấn đề bất thường về bệnh lý tim mạch, tình trạng rối loạn nhịp, đánh giá nguy cơ nhồi máu cơ tim…
- Chụp X-quang: Giúp đánh giá sơ bộ về tình trạng của lồng ngực và tim mạch.
- Xét nghiệm máu: thông qua xét nghiệm huyết học, đông máu hoặc sinh hóa máu để phát hiện các bất thường trong máu, các bất thường ở hồng cầu, thiếu máu, nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu,... Đây là những yếu tố gây nguy cơ đột quỵ cao.
- Chụp CT-scan/ MRI sọ não: là phương pháp đặc biệt có giá trị trong tầm soát đột quỵ não; giúp đánh giá hình ảnh chụp chi tiết về não và mạch não một cách rõ nét.
----------------------------------------------
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn