Thứ tư, 13/09/2023, 12:54 GMT+7
Sóng siêu âm là một loại sóng âm có tần số cao hơn giới hạn nghe thấy của con người. Tần suất của nó tầm cỡ 20Hz cho tới vài Gigahertz. Trong y học thường từ 1 đến 12 Mega Hertz (MHz).
Nhờ có bước sóng ngắn nên độ phân giải của ảnh chụp siêu âm đủ để phân biệt các vật thể rất nhỏ cỡ milimet. Chính vì vậy siêu âm được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, công nông nghiệp (như kiểm tra thiết bị, dò tìm mối hàn bị đứt, ứng dụng tẩy rửa bằng sóng siêu âm, hàn bằng sóng siêu âm), hàng hải
Và trong y học chắc rằng bạn đã nghe nhiều về siêu âm. Đó là phương pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể bạn. Nhờ đó bác sĩ có thể chuẩn đoán được các bất thường bên trong cơ thể và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Các kiểu siêu âm thông thường hiện nay như TM, 2D, 3D, 4D, Doppler được ứng dụng trong khảo sát thai nhi, ổ bụng( gan, lách, mật tụy, thận, bàng quang, tiền liệt tuyến, tử cung, phần phụ…), tim - mạch máu, mô mềm- cơ xương khớp, hay siêu âm trị liệu, can thiệp là kỹ thuật cao.
Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và những tiến bộ khoa học đã phát triển ra những kỹ thuật siêu âm ba chiều (3D), bốn chiều (4D), doppler…
Siêu âm có thể khảo sát được nhiều vị trí trên cơ thể để đánh giá các thương tổn từ nông đến sâu trong cơ thể như: u (đặc hay nang hay là dạng hỗn hợp), viêm, dị dạng…
Siêu âm đánh giá vị trí kích thước của sỏi như sỏi hệ tiết niệu ( thận, niệu quản, bàng quang..), hệ mật…
Siaam có vai trò rất lớn trong khảo sát sự tăng trưởng của thai nhi, hình thái học của thai nhi, và có thể phát hiện dị tật của thai trên kỹ thuật 3D,4D ( nếu có).
Vì sóng siêu âm không có tính ion hóa như Xquang , không gây đau, nên nó có thể kiểm tra lặp lại nhiều lần mà không gây hại cho sức khỏe.
Siêu âm được làm trực tiếp trên người bệnh nên cung cấp hình ảnh trong thời gian thực sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và hiệu quả.
Chi phí siêu âm rẻ hơn so với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh học khác nên thường được áp dụng phổi biến.
Tuy vậy siêu âm vẫn có một vài bất lợi như:
Sóng siêu âm bị cản bởi không khí, hơi, và độ xuyên thấu của sóng có giới hạn nên khó có thể cho chẩn đoán chính xác những bệnh lý bên trong ruột, phổi, xương, hay những người béo phì, thừa cân… Lúc này cần đến những phương tiện điện quang ( Xquang, CT scan, MRI)
Kết quả siêu âm còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên y tế thực hiện.
Người bệnh tới khám cần được bác sĩ thăm khám và tùy vào từng bộ phận, vị trí cần khảo sát mà bác sĩ sẽ cho chỉ định siêu âm, và thông thương người bệnh không cần phải nhịn ăn, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể cần lưu ý:
+ Siêu âm hệ gan mật: cần ăn thức ăn không chất béo, và bữa ăn cuối cách thời điểm khảo sát siêu âm khoảng 8-12 tiếng.
+ Siêu âm hệ niệu cần uống một lượng nước nhất định tùy khả năng và nhịn tiểu 30-45phút để căng bàng quang.
Và trường hợp nếu có ăn thì nên ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu, tránh dầu mỡ gây đầy hơi, khó tiêu.
Khi đi siêu âm khuyến cáo nên mặc đồ rộng rãi, thoáng để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
----------------------------------------------
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn