Bác sĩ thường trực 0901 696 115
Hotline CSKH 0974 508 479
Giới thiệu về chúng tôi

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐẬU MÙA KHỈ (MONKEYPOX)

Thứ ba, 26/07/2022, 15:13 GMT+7

Ngày 23/7, Tổng giám đốc WHO công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng; nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao; còn nhiều thông tin về bệnh cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, đặc biệt là về phương thức lây truyền của virus.

Những vấn đề chính yếu

Năm 1970, khi mà bệnh đậu mùa đã gần như chấm dứt thì một loại virus orthopox chưa biết trước đây với tên gọi đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở loài người. Ca bệnh đầu tiên ở người được biết đến xảy ra ở tỉnh Equateur ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo khi một bé trai 9 tuổi biểu hiện bệnh giống đậu mùa và cuối cùng được Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định là đậu mùa khỉ ở người. Hồi cứu lại, những ca tương tự xảy ra trong năm 1970-1971 tại Bờ biển Ngà, Liberia, Nigeria và Sierra Leone được xem như là nhiễm đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ khu trú ở những khu rừng mưa nhiệt đới Trung và Tây Phi cho đến năm 2003, khi mà những ca đầu tiên ở Tây Bán cầu đã được ghi nhận. Vào cuối mùa xuân năm 2003, nhiều người ở miền Trung Tây nước Mỹ biểu hiện những triệu chứng sốt, phát ban, các triệu chứng hô hấp và sưng hạch bạch huyết sau khi tiếp xúc với chó nuôi Prairie (loài Cynomys) nhiễm virus đậu mùa khỉ.

Trong trận dịch gần đây nhất vào năm 2022, Anh Quốc đã báo cáo 9 ca đậu mùa khỉ vào đầu tháng 5 năm 2022, với ca đầu tiên được xác định trước đó có đi du lịch đến Nigeria. Từ ca người trưởng thành này có 2 ca lây truyền được khẳng định trong gia đình bệnh nhân, và lây sang những người khác. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2022, Sở y tế công cộng Massachusetts đã tuyên bố một ca đậu mùa khỉ được khẳng định ở nam trường thành, người mà gần đây có đi du lịch Canada. Đợt bùng phát này tiếp tục lan truyền. Cho đến 29 tháng 6, năm 2022, đã có tổng cộng 5000 ca đậu mùa khỉ đã được khẳng định ở 51 quốc gia. Các ca đã có mặt ở các lục địa khác nhau. Ở Mỹ đã có tổng cộng 350 ca được khẳng định cho đến 29 tháng 6 năm 2022. Ngày 23/7/2022 WHO đã công bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe. Đã ghi nhận 16.000 ca ở 75 quốc gia. Nhiều ca là nam có quan hệ đồng giới. Trong khi đậu mùa khỉ không được nghĩ lây truyền qua quan hệ tình dục, virus có thể lan truyền qua những giọt nhỏ và tiếp xúc trực tiếp với san thương. Hầu hết các ca được khẳng định bệnh, cho thấy có sự tiếp xúc trực tiếp hay phơi nhiễm với chó prairie bị bệnh, đã biểu hiện các dấu hiệu chảy mũi, chảy nước mắt, khó thở, nổi hạch, và những san thương da niêm. Các nhà nghiên cứu khi truy vết đã kết luận rằng tất cả các ca được khẳng định đậu mùa khỉ liên quan từ các loài động vật thường gặp như chó prairie nuôi trong nhà hay các loài gậm nhấm Châu Phi từ Ghana. Trong số những loài gậm nhấm này có chuột Gambian, là nguồn chứa mầm bệnh đậu mùa khỉ đã được biết ở Châu Phi. Trong đợt bùng phát ở Mỹ năm 2003, các động vật không triệu chứng từ bên ngoài truyền vi sinh vật gây bệnh cho những động vật bản địa nhạy cảm. Sau thời gian ủ bệnh trung bình 12 ngày, động vật trở nên yếu và có khả năng truyền vi sinh vật gây bệnh cho người khi tiếp xúc gần. Cơ chế tiềm ẩn lây truyền người sang người và người cho động vật vẫn còn chưa rỏ.

Vào tháng 7 năm 2021, một trường hợp đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở Dallas, Texas từ một người du lịch từ Nigeria. Sau đó, vào tháng 11 năm đó, một ca thứ hai ở Mỹ cũng được xác định ở Maryland từ một người du lịch khác trở về từ Nigeria. Hai ca này đại diện cho các trường hợp đậu mùa khỉ ở Mỹ trong năm 2021.

Nguyên nhân

Các đợt bùng phát ở vùng Tây và Trung Phi có liên quan với tiếp xúc những động vật như chuột, thỏ, sóc, khỉ, nhím, và linh dương. Những cư dân ở những vùng rừng mưa nhiệt đới hẻo lánh có thể nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp trong khi săn bắt, giết mổ, và/hay chuẩn bị thức ăn từ những động vật này. Ăn uống cũng liên quan với nhiểm bệnh. Tiêu thụ những cái gọi là thịt hoang dã (bush meat) thì đặc biệt nguy hiểm bởi vì thịt thường nấu không chín. Bởi cư dân địa phương ăn các loài động vật đa dạng nên việc kết luận về nguy cơ liên quan với nguồn gốc thịt không được biết rỏ.

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 1-10% ở Châu Phi, tuy nhiên không có ca tử vong nào ở Mỹ trong đợt bùng phát 2003.

Triệu chứng và khám bệnh

Đậu mùa khỉ có thể gây một hội chứng về lâm sàng tương tự đậu mùa nhưng nhìn chung ít lây và ít gây tử vong. Truyền bệnh có thể xảy ra do tiếp xúc với động vật bị bệnh hay ổ chứa mầm bệnh trong động vật ở Tây Phi (thí dụ như, chó praire, thỏ, chuột, sóc, chuột sóc, khỉ, nhím, linh dương). Ngoài ra việc chuẩn bị hay dùng những động vật bị nhiễm có thể truyền bệnh đậu mùa khỉ. Cuối cùng, tiếp xúc trực tiếp (da với da) hay tiếp xúc với chất tiết hô hấp của động vật hay người bị nhiễm có thể lây truyền bệnh.

Thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày, thay đổi từ 4-20 ngày. Trong giai đoạn tiền triệu hay giai đoạn trước khi bùng phát (kéo dài 1-4 ngày trước khi khởi phát ban da), sốt là triệu chứng đầu tiên thường gặp nhất (thường 38o5-40o5). Sốt thường đi kèm với ớn lạnh, ướt sủng mồ hôi, nhức đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức, viêm họng, khó thở, và ho (có hay không có đờm). Hạch bạch huyết xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau sốt. Trong đợt bùng phát vào năm 2003, 47% bệnh nhân có nổi hạch cổ và dưới cằm đường kính vài cm. Trong giai đoạn nổi ban (bùng phát), hầu hết bệnh nhân xuất hiện ban trong vòng 1-10 ngày sau sốt. Ban thường bắt đầu ở mặt và rồi lan xuống phần còn lại của cơ thể. Ban tồn tại 2-4 tuần cho đến khi tât cả các san thương tróc vẩy. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát hiện nay, những san thương ở sinh dục-hậu môn không đau (thường không có tiền triệu) được thấy ở người có tiếp xúc gần với người bị nhiễm hay với những người quan hệ tình dục đồng giới nam. Viêm não với immunoglobulin M đượct tìm thấy trong dịch não tủy đã được báo cáo. Dấu hiệu lâm sàng đáng tin cậy nhất phân biệt đậu mùa khỉ và đậu mùa và thủy đậu là hạch to, đặc biệt ở dưới hàm, cổ, và bẹn.

Biến chứng

Các biến chứng bao gồm sẹo rổ, sẹo dị dạng, nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, rối loạn hô hấp, viêm giác mạc, loét giác mạc, mù, nhiễm trùng huyết và viêm não.

Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán tóm tắt:

- Ca khẳng định: có một hay hơn các tiêu chuẩn phòng xét nghiệm sau:

         . Phân lập virus đậu mùa khỉ khi cấy bệnh phẩm từ bệnh nhân.

         . Định virus đậu mùa khỉ bằng PCR từ mẫu bệnh phẩm ở bệnh nhân.

         . Định virus orthopox bởi kính hiển vi điện tử từ mẫu bệnh phẩm bệnh nhân mà không có sự tiếp xúc với các virus orthopox khác.

        . Định virus đậu mùa khỉ bằng phương pháp hóa mô miễn dịch từ mẫu bệnh phẩm mà không có sự tiếp xúc với các virus orthopox khác.

- Ca có khả năng: có sự tiếp xúc đáp ứng tiêu chuẩn dịch tể học của CDC. Xảy ra sốt và ban bóng nước-mủ, khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên nhiều nhất 21 ngày sau tiếp xúc lần cuối, đáp ứng tiếp xúc ca bệnh theo tiêu chuẩn dịch tể học.

- Ca nghi ngờ: có sự tiếp xúc đáp ứng tiêu chuẩn dịch tể học hiện tại. Xảy ra sốt hay nổi ban không giải thích được và 2 hay nhiều hơn các dấu chứng và triệu chứng khác, với khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên nhiều nhất 21 ngày sau tiếp xúc đáp ứng tiêu chuẩn dịch tể học. Các triệu chứng bao gồm: ớn lạnh và hay đổ mồ hôi, nổi hạch, đau họng, ho, khó thở, nhức đầu, đau lưng.

YYu_mua_khY_1

Bệnh đậu mùa khỉ

 

Điều trị

Bệnh thường tự giới hạn, hồi phục trong 2-4 tuần. Trong các ca ở Châu Phi, tỷ lệ tử vong 1-10%, và tử vong liên quan với tình trạng sức khỏe bệnh nhân và các bệnh đi kèm khác. Hầu hết bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng thứ phát. Không có ca nào tử vong trong đợt bùng phát vào năm 2003 ở Mỹ.

Bệnh nhân thường thấy tệ hại trong giai đoạn sốt của bệnh, do đó, nghĩ ngơi cùng với điều trị nâng đỡ có thể cần thiết. Nhập viện có thể cần thiết trong những trường hợp nặng, phòng áp lực âm cần thiết. Vào tháng 9 năm 2019, FDA Hoa Kỳ chứng thực vaccine đậu mùa và đậu mùa khỉ giảm động lực, sống, không tái tạo (Jynneos) cho người trưởng thành có nguy cơ cao nhiễm đậu mùa hay đậu mùa khỉ.

Theo:https://emedicine.medscape.com/article/1134714-overview?src=soc_fb_220723_reference_reference_mdscp_monkeypox&faf=1

Lược dịch: Ts. Bs. Phan Vương Khắc Thái – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

 

 


dathongbao