Giới thiệu về chúng tôi

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC PHỔI CHO BỆNH NHÂN F0 KHỎI BỆNH

Thứ sáu, 08/04/2022, 15:39 GMT+7

Theo các chuyên gia y tế, sau khi F0 khỏi bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các hội chứng hậu COVID-19, trong đó có xơ phổi. Đây là chứng bệnh để lại ảnh hưởng nặng nề nhất nên việc phòng ngừa vô cùng quan trọng.

 

Hậu quả của tình trạng hậu COVID ở người từng bị F0

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bệnh sau khi khỏi COVID-19.

 

Cũng theo thống kê của WHO, ước tính 10 - 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Giống bệnh cảnh COVID-19 cấp tính, hội chứng COVID kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: Hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da, lông... Triệu chứng thường gặp nhất là: Mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi vị, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

 

Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon tuyến giáp, giảm độ lọc cầu thận; Rối loạn chức năng hô hấp: Giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; Bất thường hình ảnh học: Xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim… Trong đó, xơ phổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

photo-1645150886147-16451508879361442519620

Xơ phổi là di chứng điển hình ở người sau khi khỏi COVID-19

 

Xơ phổi hậu COVID-19 là gì?

 

Xơ phổi hay xơ hóa phổi là tình trạng các nhu mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi (bao gồm cả đỉnh và thùy phổi). Những vết sẹo ở phổi ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh, gây khó thở cùng các biến chứng nguy hiểm khác. Người bị xơ phổi sẽ xuất hiện ho nhiều, mệt mỏi, khó thở…

 

Xơ phổi là một di chứng điển hình sau khi khỏi COVID-19. Xơ phổi hậu COVID-19 là tình trạng nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái bình thường, mà thay bằng những mô xơ (đặc biệt ở người bệnh bị viêm phổi nặng và ARDS). Những tổ chức xơ này không thực hiện được chức năng trao đổi khí CO2 và O2 ở phổi, dẫn đến tình trạng khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động thể lực. Đây là một trong những biến chứng dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày mà người bệnh COVID-19 phải đối mặt.

 

F0 có nguy cơ cao mắc xơ phổi hậu COVID-19 bao gồm:

- Người bị viêm phổi nặng, đặc biệt phổi suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

- Bệnh nhân thở máy áp lực dương, cần điều trị ECMO với thời gian nằm viện dài.

- F0 tiến triển nặng, nồng độ cytokine tiền viêm trong máu cao.

- Người có tổn thương phổi sẵn, người lớn tuổi, mắc bệnh nền.

- Người thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…

photo-1645150891460-1645150891808807422924

Xơ phổi có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng phổi

 

Cách phòng ngừa xơ phổi hậu COVID-19

 

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên việc bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Để phòng ngừa dịch bệnh và xơ phổi hậu COVID-19 cần lưu ý những phương pháp sau đây:

 

Tiêm vaccine, thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19

 

Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm và làm lây lan loại virus SARS-CoV-2 gây bệnh. Vaccine cũng có thể giúp người mắc COVID-19 phòng bệnh diễn tiến nặng và tử vong.

Bên cạnh việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đúng hạn và đầy đủ, mỗi cá nhân, tập thể cần chung tay phòng chống dịch bằng cách thực hiện nghiêm minh khuyến cáo 5K như đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Nếu đi về từ vùng dịch và có dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp, cần liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

 

Không hút thuốc lá

 

Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ phát triển chứng xơ hóa phổi tự phát nhiều hơn người chưa bao giờ hút thuốc. Đặc biệt sau khi mắc COVID-19, phổi vốn đã bị tổn thương nên người bệnh cần tránh hút thuốc lá và tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc.

photo-1645150895586-1645150895999172017820

Không hút thuốc lá là cách phòng ngừa xơ phổi hậu COVID-19 hiệu quả

 

Có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý

 

Việc cung cấp dinh dưỡng cho người mới điều trị khỏi COVID-19 là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng. Nguyên tắc chung là đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng theo hướng dẫn của tháp dinh dưỡng hợp lý cho từng độ tuổi.

 

Hạn chế sử dụng các chất gây hại cho cơ thể như rượu, bia...

 

Rượu, bia... làm suy yếu khả năng chống lại sự lây nhiễm của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và khiến khó phục hồi hơn nếu mắc bệnh. Sử dụng các chất gây hại này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính và viêm phổi, đôi khi có liên quan đến COVID-19.

 

Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại

 

Việc tiếp xúc với các chất độc hại, chất gây ô nhiễm như bụi silic, sợi amiăng… trong thời gian dài có thể làm tổn thương phổi, đặc biệt là sau khi điều trị COVID-19. Vì vậy, việc đeo khẩu trang ngăn bụi là vô cùng cần thiết. Nơi làm việc có nồng độ bụi và hàm lượng silic tự do trong bụi cao thì phải sử dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi.

 

Sử dụng biện pháp hỗ trợ phục hồi, chống xơ hóa phổi

 

Tập thể dục, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng. Tập hít thở đúng cách cũng giúp giảm tình trạng khó thở, tăng sức bền trong các hoạt động.

 

Tầm soát chuyên sâu sức khỏe hậu covid-19

 

Thực hiện tầm soát sức khỏe sau nhiễm COVID-19 sẽ giúp người bệnh đánh giá tổng quát chức năng của các bộ phận như phổi, gan, thận, tim mạch đồng thời kiểm tra tình trạng viêm, đông máu và đánh giá sức khỏe tâm thần. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng như dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

 

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn là một trong những đơn vị y tế tiên phong tại TP.HCM triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu hậu COVID-19. Với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi tầm soát sức khỏe định kỳ và sức khỏe hậu COVID-19 bởi:

 

– Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại các chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Thêm vào đó, với đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp, khách hàng sẽ được chăm sóc chu đáo và tận tâm.

 

– Trang thiết bị y tế tân tiến: Hệ thống máy móc được nhập khẩu đồng bộ từ các quốc gia có nền y tế phát triển như: Nhật, Anh, Mỹ… đem đến kết quả chẩn đoán chính xác.

 

– Thủ tục nhanh chóng, quy trình chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp.

 

– Đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, đáp ứng ngay sau khi khách hàng có yêu cầu.

 

– Sảnh chờ, phòng khám rộng rãi giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái.

 

Với những ưu điểm tuyệt vời về chất lượng dịch vụ, khách hàng hãy đăng ký ngay hôm nay để nhận được ưu đãi khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe hậu COVID-19 từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn.

KV_BS_THAI_2-01

Tầm soát chuyên sâu sức khỏe hậu covid-19 cùng chuyên gia TS.BS Phan Vương Khắc Thái -  Trưởng khoa nội tổng hợp  bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn để phát hiện ra những di chứng, bảo vệ phổi tốt hơn.

Thông tin liên hệ:

☎️Tổng đài tư vấn: (028)62601100

☎️Hotline tư vấn: 0974 508 479

☎️Cấp cứu 24/24: 0901696115

Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống


dathongbao